Động thái cứng rắn về ngoại giao mới đây của Hà Nội đối với Bắc Kinh và ngược lại sau sự kiện 26/5/2011 đang là tâm điểm dư luận của báo chí và dư luận quốc tế cũng như trong nước.
Đặc biệt khi bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” ngay lập tức được sự ủng hộ của nhiều người dân Việt Nam.
Giới trẻ Việt Nam đang kêu gọi một cuộc tuần hành hòa bình phản đối Trung Quốc leo thang ở biển Đông vào ngày 5/6 tới đây.
Cứ liệu lịch sử cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều có những tương đồng khi ghi lại lịch sử chiến tranh hai nước.
Chỉ khác nhau một bên đi xâm chiếm và một bên chống lại. Điểm đặc biệt mà cả lịch sử và người Trung Quốc hiện nay phải thừa nhận là xâm chiếm Việt Nam và đồng hóa Việt Nam không bao giờ là dễ. Người dân Việt Nam kiên cường hơn những gì mà dải đất nhỏ nhoi hình chữ “S” vốn có.
Ngay từ thời Tần, Hán, Tống, Đường, Minh hưng thịnh đến Mãn Thanh lúc suy vong, Trung Quốc luôn tìm cách bành trướng chiếm đất đai của Việt Nam. Có lúc chiếm được, đô hộ được nhưng cái giá phải trả quá đắt có khi tiêu vong nưả triệu quân. Ngay đến tận năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra dù Việt Nam cũng thiệt hại nặng nề nhưng Trung Quốc cũng dám vỗ ngực chiến thắng.
Nhưng trớ trêu nhất là có nhiều thời điểm Việt Nam buộc phải làm bạn với Trung Quốc kèm theo tâm lý cảnh giác cao độ.
Tiếng nói chung
Chỉ chưa đầy một ngày sau khi báo Tuổi trẻ trong nước đăng bài Tàu Hải giám Trung Quốc “ngang ngược và táo tợn” cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 2 hôm 27/5, đã có hơn 1.000 ý kiến gửi về bản báo.
Bầu máu nóng, trái tim yêu nước của những người dân Việt Nam đang tạm thời quên đi cái lạm phát phi mã, cái giá tiêu dùng tăng cao để có một tiếng nói chung: Chống lại Trung Quốc dã tâm xâm chiếm biển Đông.
Diễn biến mới nhất về quan hệ Việt Nam, Trung Quốc trong suốt mấy ngày gần đây luôn là điều quan tâm số một. Nhiều diễn đàn mạng trong nước luôn nóng lên từng phút khi liên tục có những “comment” mới: “Không sợ Trung Quốc”, “Đừng để Trung Quốc o ép thêm chúng ta”, “Góp sức để mua tàu chiến chống Trung Hoa”…
Nhiều tờ báo lớn của Việt Nam cũng đang có những chiến dịch vận động nhiệt huyết nhất để kêu gọi lòng yêu nước như báo Tuổi trẻ với chiến dịch “Góp đá xây dựng Trường Sa”.
Chỉ sau 3 ngày người dân đã đóng góp gần 2 tỉ đồng. Thậm chí Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng dự kiến tổ chức thêm một vòng đấu để lấy kinh phí ủng hộ quỹ này.
Ở nhiều nơi của Việt Nam, trên bàn làm việc, ở quán cơm, bàn nhậu thậm chí ngay cả những quán trà đá sinh viên, chủ đề về biển Đông và làm gì lúc này để chống lại dã tâm của Trung Quốc cũng là diễn ra.
Điều này cũng thu hút được sự chú ý của những người bàng quan, ít thông tin nhất là nông dân.
Trưa 1/6, khi đi công tác và dừng chân tại một quán cơm TP Hải Phòng, tôi thật sự bất ngờ vì một người đàn ông tàn tật cụt một chân đang tìm tòi những thức ăn thừa hỏi: “Các chú từ Hà Nội xuống, có gì mới từ Trường Sa không?”. Cái bụng ọp ẹp của người đàn ông trên 60 tuổi này tạm ngừng réo và đôi mắt vốn chỉ chăm chăm đến ít thức ăn thừa khi nhìn thật sâu chờ câu trả lời của chúng tôi.
Ông nói ông là một nông dân khu Bốn cũ, đi chiến tranh biên giới phía Bắc, không vợ không con và lang thang đến thành phố cảng ăn xin kiếm sống:
“Dù đói cũng phải quan tâm chớ. Đất nước là một mái nhà, mất nó rồi có no đủ cũng chẳng biết ở đâu”.
Bầu máu nóng, trái tim yêu nước của những người dân Việt Nam đang tạm thời quên đi cái lạm phát phi mã, cái giá tiêu dùng tăng cao để có một tiếng nói chung: Chống lại Trung Quốc dã tâm xâm chiếm biển Đông.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét