Những lợi và hại khi sử dụng windows, phần mềm diệt virus
Tiêu đề trên khá rõ, mình sẽ đi thằng vào vấn đề luôn.
Trước tiên là về mặt lợi, thì nói chung là tình hình kinh tế ở Việt Nam tính trung bình không được cao cho lắm, chính vì thế mà nhu cầu sử dụng phần mềm bản quyền mặc dù cần thiết nhưng lại không hợp lí cho lắm. Mình lấy ví dụ như bạn download file chẳng hạn, nếu bạn không sài Cờ Rôm, không cap quang, down file bằng IE hay Chrome thì cực chậm. Vậy thì phần mềm download như Internet download manager (IDM) là cực kỳ cần thiết phải không?
Đúng, nhưng chi ra 500k để mua một bản quyền của nó thì lại chẳng hợp lý tẹo nào.
Vậy giữa việc mua bản quyền bằng đĩa 500k với 1 bản Silent hàng Việt nhái chính gốc tự cài đặt thì BẠN sẽ chọn cái nào?
Hoặc bản quyền windows 7, giá 100$ (giá trung bình) với một đĩa nhái có 10k ngoài tiệm thì BẠN chọn cái nào?
Hẳn 95% các bạn trẻ bây giờ sẽ chọn hàng nhái, rẻ mà tốt, không hơi đâu phí tiền mua bản quyền lằng nhằng, nhỉ!
Ngay cả các công ty, doanh nghiệp lớn, dù họ có khẳng định 100% windows, office của họ là bản quyền, vậy hàng vô vàn những phần mềm khác trong máy họ, liệu có phải đồ chính hãng.
Nhưng,
Dùng phần mềm crack là trái pháp luật.
Crack chính là tiến trình debug (gỡ lỗi) cho phần mềm nhưng thay vì gỡ lỗi, các cracker lại nhắm vào những điểm then chốt trong phần mềm có tính năng bảo vệ sản phẩm chống lại việc sao chép. Trong khi đó, virus lại tồn tại theo dạng nhân bản, sao chép chính nó lên nhiều lần. Một phần mềm crack sẽ có sức đề kháng virus yếu hơn và có khả năng bị đồng hóa với virus mà người dùng không phát hiện được.
Và,
Nên nhớ là không ai cho không ai cái gì bao giờ.
Các phần mềm đã bị bẻ khoá thường được phân phối kèm theo hai chương trình nhỏ do các cracker viết. Chương trình thứ nhất là một key gerenator chuyên tạo ra những dãy số serial number ngẫu nhiên phù hợp với những đòi hỏi bản quyền của sản phẩm gốc. Chương trình thứ hai thường là một patch (bản vá lỗi) nhằm thay thế một số file điều khiển của sản phẩm gốc bằng những file tương ứng đã debug để phần mềm có thể chạy trơn tru mà không cần có CD gốc. Như vậy, từ một cracker có thể biến thành hacker rất dễ dàng vì bản chất crack là chọc thủng tường rào bảo vệ sản phẩm.
Dùng phần mềm Crack-Bẻ khóa là tiếp tay cho tin tặc.
Chưa kể, thời gian gần đây ghi nhận nhiều cuộc tấn công mạng vào các hệ thống được xem là rất an toàn, như trang Developer của Apple, trang Support của Viber. Còn tại Việt Nam, đáng chú ý là những cuộc tấn công từ chối dịch vụ - DDoS vào các tên miền www.tuoitre.vn, www.vietnamnet.vn, www.dantri.com.vn,... Nói tới những cuộc DDoS này, các hacker khó có thể thực hiện thành công nếu không lợi dụng hàng triệu máy tính bị nhiễm độc trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa hacker sẽ ngồi từ xa gửi một lệnh tổng tấn công đến tất cả các máy tính mà họ điều khiển được, từ đó hàng triệu lượt truy cập cùng lúc sẽ đánh sập bất kỳ một trang web nào mà họ muốn.
Ngoài việc vô tình hay kém hiểu biết mà người dùng đã nhấn vào những đường dẫn chứa virus, cắm USB chứa virus lây truyền, thì bẻ khóa phần mềm cũng là một mấu chốt cho vấn đề này. Theo đó, những bản bẻ khóa phần mềm được cộng đồng mạng gọi là Crack, Patch thường ẩn chứa rất nhiều mối nguy bên trong. Sẽ chẳng có mấy ai rảnh rỗi dành thời gian phân tích, rồi viết nên bản bẻ khóa phần mềm và cung cấp miễn phí trên mạng đều đều như vậy. Và việc phần mềm diệt virus báo trong các bản crack, patch có virus, không hẳn nó đã sai đâu nhé. Tất cả đều có mục đích!
Rủi ro của việc dùng phần mềm diệt virus miễn phí.
Trước tiên mình xin lưu ý các bạn, phần mềm diệt virus là để chống lại virus, nhưng phần mềm diệt virus crack lại bị chính virus xâm nhập và thay đổi đáng kể so với bản gốc trước khi tới tay người dùng. Nghe thật buồn cười phải không!!!
Các phần mềm anti-virus, anti-malware miễn phí thường có các rủi ro sau:
- Thời gian sử dụng ngắn hạn thường là 1 tháng -3 tháng.
- Thao tác sử dụng rườm rà, khó thực hiện, khó cài đặt
- Nguồn gốc không rõ ràng vì thường xuất hiện ở dạng chia sẻ, kẻ xấu có thể lợi dụng đưa mã độc vào và dần dần phá hoại máy tính của người download về.
- Mã độc có thể mạo danh đưa ra bản tương tự để lừa người dùng download.
- Không cập nhật kịp thời các loại mã độc “biến tướng”, phát thông báo là đã diệt xong nhưng thực chất thì mã độc vẫn ẩn nấp chờ cơ hội phá hoại.
- Không kèm theo các lợi ích phụ trội của nhà sản xuất cũng như là những chương trình chăm sóc khách hàng.
- Không được cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên.
- Không bảo đảm và người dùng không được hỗ trợ từ nhà sản xuất nếu có sự cố xảy ra.
Bài viết trên không nhằm mục đích gì ngoài cho các bạn hiểu thêm thông tin về những phần mềm bị bẻ khóa. Mình không có nói các bạn nên bỏ các phần mềm bị crack, thay vào đó bằng bản quyền. Mà, mình chỉ lưu ý để các bạn biết cách đề phòng, với key share thì có thể hiểm họa sẽ ít hơn soft crack.
Hi vọng bài viết hữu ích
minhpb
0 nhận xét:
Đăng nhận xét