Đó là sự thật. Những năm hòa bình của thế kỷ 21 này, vẫn có nhiều người lính lặng lẽ nằm xuống trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Họ đều rất trẻ tuổi đời, trẻ tuổi quân và hết thảy đều chưa có vợ con, thậm chí. Một số người đã được đưa về đất liền với bố mẹ, người thân, xóm giềng. Một số vẫn phải nằm lại trên các đảo nổi cùng đồng đội, một số đang nằm dưới lòng biển sâu cùng với những cha, anh của họ, đã hy sinh cuộc chiến đấu với lính Trung Quốc, trong khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma (ngày 14-3-1988). Họ là các cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn 146 (Đoàn Trường Sa), Vùng 4 Hải quân và Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân...
Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng, sinh 1984, hy sinh năm 2004 khi mới tròn 20 tuổi. Hùng quê ở Hải Phòng, bố mẹ vẫn đang công tác trong Quân đội. Từ khi hy sinh ở đảo chìm, Hùng được đưa về nằm tại đảo Nam Yết và mỗi năm 1 lần, mẹ của Hùng (cũng đang công tác tại Quân chủng Hải quân) lại từ Hải Phòng vào Cam Ranh, đợi có tàu ra đảo tiếp tế, xin đi nhờ ra thăm phần mộ của con. Mỗi lần ra, bà thường ngồi bên mộ cả ngày để thì thầm nói chuyện với con trai.
Viếng mộ Liệt sĩ Nguyễn Văn Hà (Nghệ An) và Hoàng Đặng Hùng (HP) trên đảo Nam Yết
Chiến sỹ Quách Hoàng Lâm, sinh năm 1984, hy sinh năm 2006. Lâm quê ở Quận 11, TP. Hồ Chí Minh và hiện vẫn đang nằm ở đảo Trường Sa Đông
Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, sinh ngày 15-4-1975, hy sinh ngày 14-4-2001, quê quán: Hoàng Minh, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Chiến sĩ báo vụ Nguyễn Văn Thi hy sinh trong khi bơi ra dòng xoáy, cứu chiếc xuồng của đảo bị đứt dây. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng đội chỉ biết bất lực nhìn Thi cận kề bên cái chết. Thi hy sinh khi chỉ còn 13 tiếng đồng hồ nữa là tròn 26 tuổi.
Phần mộ Liệt sĩ Vương Viết Mão, sinh ngày 3-9-1975, hy sinh ngày 17-1-2004, quê quán: Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An
Mộ của 3 Liệt sĩ: Lâm, Thi, Mão nằm thẳng hàng bên cầu tàu đảo Trường Sa Đông
Phần mộ Hạ sĩ Đỗ Khánh Hưng, quê Gia Lộc, Hải Dương trên đảo Sơn Ca
Chuẩn bị vòng hoa, mâm quả để làm lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong khi bảo vệ đảo Cô Lin - Gạc Ma, ngày 14-3-1988. Vùng biển này rất thiêng và đặc biệt là yên ả khi tàu của ta đến neo đậu. Mỗi con tàu của ta khi đến đây làm nhiệm vụ, đều thắp hương trên khoang lái, buồng chỉ huy suốt 24/24 giờ.
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma: Nghĩa trang dưới lòng biển Trường Sa
Lễ dâng hương và tưởng niệm các Liệt sĩ tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma. Trong buổi lễ, đại diện quân chủng Hải quân tuyên bố thẳng "Các cán bộ, chiến sĩ hy sinh bởi hỏa lực và sự tấn công của lính Trung Quốc" và khẳng định "Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi bảo vệ chủ quyền biển đảo" chứ không lấp lửng, úp mở "đối phương, tàu nước ngoài"...
Làm lễ tưởng niệm và truy điệu những cán bộ chiến sĩ hy sinh trong khi bảo vệ chủ quyền tại DK1. Các đồng chí ở trong nhà giàn DK1 để bảo vệ thềm lục địa phía Nam, không cho tàu Trung Quốc và mấy thằng gần bên đến thăm dò dầu khí, đánh cá... Khu vực này, địa chất không như Trường Sa nên chẳng bói đâu ra đảo mà làm nhà. Đành phải đóng cọc thép dưới lòng biển và dựng nhà phía trên như kiểu... chòi canh. Mỗi khi sóng to, gió lớn, các lính ta phải di chuyển ra tàu trực kẻo nhà giàn bị sụp đổ. Từ 1989 đến nay, đã có một số nhà giàn sụp đổ do bão gió, khiến 9 cán bộ chiến sĩ đóng quân trên nhà giàn hy sinh, không tìm thấy xác
Nơi nhà giàn cũ đổ xuống, mang theo toàn bộ cán bộ, chiến sĩ đóng quân ở trên, hiện ta đã xây lại nhà giàn mới. Trong khi tàu làm lễ tưởng niệm, các cán bộ chiến sĩ đóng trên nhà giàn cũng tập trung lên nóc nhà cùng tưởng niệm các đồng đội đang nằm dưới lòng biển.
Bia ghi tên các Liệt sĩ đã hy sinh trong khi bảo vệ Trường Sa
Danh sách các Anh hùng, Sĩ quan và những chiến sĩ hy sinh từ 1975-1983
Hy sinh thời điểm 2005-2008 và đặc biệt là 64 chiến sĩ hy sinh trong ngày 14-3-1988
Đến con số chưa phải là cuối cùng: 131 cán bộ - chiến sĩ
Nguồn Blog Maithanhhai
0 nhận xét:
Đăng nhận xét