Một bản nhạc hay đồng nghĩa với việc các nốt nhạc được sắp xếp hợp lý. Trong đầu tư kinh doanh cũng vậy, mọi hoạt động sẽ được phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết sắp xếp các yếu tố tài chính hợp lý và hiệu quả.
Một bản nhạc hay đồng nghĩa với việc các nốt nhạc được sắp xếp hợp lý. Trong đầu tư kinh doanh cũng vậy, mọi hoạt động sẽ được phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết sắp xếp các yếu tố tài chính hợp lý và hiệu quả.
Tài chính công ty là hệ thống các quan hệ kinh doanh nảy sinh trong quá trình phân phối các khoản tiền gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền mặt của công ty để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, trong đó, bộ máy kế toán sẽ điều hành toàn bộ hoạt động tài chính công ty. Vai trò của việc quản lý tài chính cũng rất quan trọng, nó tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, và bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty.
Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các yếu tố tài chính sẽ được quản lý như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh như mong muốn ban đầu hay không. Có thể nói, tri thức quản lý tài chính là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý tài chính thì bạn không thể nào nhận ra được tình hình thực tế của những dự án đầu tư, của các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của công ty.
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo…. Những công việc như vậy rất cần cho nhà quản lý trong việc hoạch định nguồn lực tài chính.
Trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone... công tác quản lý tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, quản lý tài chính là những hoạt động tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.
Chẳng hạn tại Vodaphone, bộ phận quản lý tài chính hàng ngày dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương... do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Vodaphone, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của Vodaphone với các tập đoàn lớn khác trong lĩnh vực điện thoại di động. Bằng sự nhạy bén cần thiết, bộ phận quản trị tài chính có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của Vodaphone trong từng thời kỳ hoạt động.
Ngoài ra, công việc quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc điều hành hoạch định chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát, cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty, mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Thông qua đó đánh giá và dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính công ty của các đối thủ cạnh tranh, đề xuất phương án chia tách hay sát nhập…
Không thể phủ nhận rằng thị trường kinh doanh đang ngày một mở rộng hơn, một mặt mang lại những lợi ích dài hạn để công ty lớn mạnh thông qua việc mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh, mặt khác sẽ là thách thức không nhỏ đối với khả năng của công ty, buộc các công ty phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh.
Để có thể tranh thủ được các lợi ích của việc mở rộng thị trường và giải quyết những thách thức ngắn hạn, các công ty cần đặt ra một số nội dung trọng điểm trong công tác quản lý tài chính nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất:
Thứ nhất, một nhà quản lý tài chính thành công luôn hiểu rõ tình hình tài chính như lòng bàn tay. Thông qua các báo cáo tài chính, những chuyên gia về quản lý tài chính sẽ phân tích các số liệu thu chi, thực trạng hoạt động của công ty lành mạnh hay không lành mạnh, từ đó để nhìn thấy tình hình thực tế ẩn giấu ở bên trong hoặc cũng từ việc phân tích mà thấy rõ cơ hội kinh doanh mới đưa công ty đến thành công.
Việc đọc và hiểu một báo cáo tài chính đồng nghĩa với việc nắm rõ tình hình nội bộ của công ty. Thông qua báo cáo tài chính, các chuyên gia quản lý tài chính có thể phán đoán nền tảng của công ty tốt hay xấu, biết được công ty đang phát triển hay suy yếu. Ngoài ra, các chuyên gia quản lý tài chính còn có thể chỉ ra hệ thống quản lý tài chính của công ty hoạt động hay không hoạt động.
Một số chuyên gia quản lý tài chính đã đúc kết thành kinh nghiệm rằng đối với bản báo cáo tài chính, bạn cần phải đọc kỹ từng dòng và suy nghĩ xem điều gì làm chưa tốt hay còn có thể làm được gì để hoàn thiện nghiệp vụ tài chính công ty. Chẳng hạn như tỷ lệ cổ phiếu là chỉ tiêu của nhà đầu tư bên ngoài, còn nhà đầu tư nội bộ cần những chỉ tiêu tài chính khác.
Một nhà quản lý tài chính cần phải hiểu báo cáo tài chính của công ty có thể ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động của công ty. Từ đó thông qua phân tích để có thể biết được công ty có khả năng tiến hành đầu tư dự án nào đó hay không. Các con số có thể cho nhà quản lý biết sau khi công ty vay tiền đầu tư có thể phát sinh hiện tượng gì và cả những ảnh hưởng lâu dài của các khoản nợ đối với sự cân bằng thu chi. Bản báo cáo tài chính cũng là nơi để nhà quản lý tài chính biết những đầu tư của công ty có an toàn hay không, có phù hợp với thực trạng của công ty hay không. Từ đó có thể nhanh chóng phán đoán được khoản đầu tư này lỗ hay lãi trong một thời gian ngắn.
Thứ hai, chú trọng cơ chế quản lý nguồn vốn của công ty. Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của công ty phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Hệ thống quản lý tài chính, chi tiêu từng bước thực hiện vi tính hoá, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong công ty và tăng tính tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc của công ty. Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính công ty.
Thứ ba, tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Các công ty cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong công ty. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả để có thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao, thu chi cũng ngày một lớn.
Thứ năm, nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất:
- Quản lý tài chính trong công ty phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.
- Quản lý tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
- Quản lý tài chính trong công ty còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
Một bản nhạc hay đồng nghĩa với việc các nốt nhạc được sắp xếp hợp lý. Trong đầu tư kinh doanh cũng vậy, mọi hoạt động sẽ được phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết sắp xếp các yếu tố tài chính hợp lý và hiệu quả.
Tài chính công ty là hệ thống các quan hệ kinh doanh nảy sinh trong quá trình phân phối các khoản tiền gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền mặt của công ty để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, trong đó, bộ máy kế toán sẽ điều hành toàn bộ hoạt động tài chính công ty. Vai trò của việc quản lý tài chính cũng rất quan trọng, nó tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, và bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty.
Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các yếu tố tài chính sẽ được quản lý như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh như mong muốn ban đầu hay không. Có thể nói, tri thức quản lý tài chính là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý tài chính thì bạn không thể nào nhận ra được tình hình thực tế của những dự án đầu tư, của các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của công ty.
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo…. Những công việc như vậy rất cần cho nhà quản lý trong việc hoạch định nguồn lực tài chính.
Trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone... công tác quản lý tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, quản lý tài chính là những hoạt động tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.
Chẳng hạn tại Vodaphone, bộ phận quản lý tài chính hàng ngày dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương... do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Vodaphone, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của Vodaphone với các tập đoàn lớn khác trong lĩnh vực điện thoại di động. Bằng sự nhạy bén cần thiết, bộ phận quản trị tài chính có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của Vodaphone trong từng thời kỳ hoạt động.
Ngoài ra, công việc quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc điều hành hoạch định chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát, cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty, mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Thông qua đó đánh giá và dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính công ty của các đối thủ cạnh tranh, đề xuất phương án chia tách hay sát nhập…
Không thể phủ nhận rằng thị trường kinh doanh đang ngày một mở rộng hơn, một mặt mang lại những lợi ích dài hạn để công ty lớn mạnh thông qua việc mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh, mặt khác sẽ là thách thức không nhỏ đối với khả năng của công ty, buộc các công ty phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh.
Để có thể tranh thủ được các lợi ích của việc mở rộng thị trường và giải quyết những thách thức ngắn hạn, các công ty cần đặt ra một số nội dung trọng điểm trong công tác quản lý tài chính nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất:
Thứ nhất, một nhà quản lý tài chính thành công luôn hiểu rõ tình hình tài chính như lòng bàn tay. Thông qua các báo cáo tài chính, những chuyên gia về quản lý tài chính sẽ phân tích các số liệu thu chi, thực trạng hoạt động của công ty lành mạnh hay không lành mạnh, từ đó để nhìn thấy tình hình thực tế ẩn giấu ở bên trong hoặc cũng từ việc phân tích mà thấy rõ cơ hội kinh doanh mới đưa công ty đến thành công.
Việc đọc và hiểu một báo cáo tài chính đồng nghĩa với việc nắm rõ tình hình nội bộ của công ty. Thông qua báo cáo tài chính, các chuyên gia quản lý tài chính có thể phán đoán nền tảng của công ty tốt hay xấu, biết được công ty đang phát triển hay suy yếu. Ngoài ra, các chuyên gia quản lý tài chính còn có thể chỉ ra hệ thống quản lý tài chính của công ty hoạt động hay không hoạt động.
Một số chuyên gia quản lý tài chính đã đúc kết thành kinh nghiệm rằng đối với bản báo cáo tài chính, bạn cần phải đọc kỹ từng dòng và suy nghĩ xem điều gì làm chưa tốt hay còn có thể làm được gì để hoàn thiện nghiệp vụ tài chính công ty. Chẳng hạn như tỷ lệ cổ phiếu là chỉ tiêu của nhà đầu tư bên ngoài, còn nhà đầu tư nội bộ cần những chỉ tiêu tài chính khác.
Một nhà quản lý tài chính cần phải hiểu báo cáo tài chính của công ty có thể ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động của công ty. Từ đó thông qua phân tích để có thể biết được công ty có khả năng tiến hành đầu tư dự án nào đó hay không. Các con số có thể cho nhà quản lý biết sau khi công ty vay tiền đầu tư có thể phát sinh hiện tượng gì và cả những ảnh hưởng lâu dài của các khoản nợ đối với sự cân bằng thu chi. Bản báo cáo tài chính cũng là nơi để nhà quản lý tài chính biết những đầu tư của công ty có an toàn hay không, có phù hợp với thực trạng của công ty hay không. Từ đó có thể nhanh chóng phán đoán được khoản đầu tư này lỗ hay lãi trong một thời gian ngắn.
Thứ hai, chú trọng cơ chế quản lý nguồn vốn của công ty. Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của công ty phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Hệ thống quản lý tài chính, chi tiêu từng bước thực hiện vi tính hoá, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong công ty và tăng tính tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc của công ty. Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính công ty.
Thứ ba, tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Các công ty cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong công ty. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả để có thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao, thu chi cũng ngày một lớn.
Thứ năm, nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất:
- Quản lý tài chính trong công ty phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.
- Quản lý tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
- Quản lý tài chính trong công ty còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét