Home » » Vai trò của cong người trong xây dựng mô hình chống rủi ro tài chính

Vai trò của cong người trong xây dựng mô hình chống rủi ro tài chính

Written By 1 on Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010 | 06:24

Dường như sự khủng hỏang kinh tế ngày nay là một bản cáo trạng trong các lĩnh vực bí ẩn của các mánh khóe tài chính - đó là một sự pha trộn của toán học, thống kê và và thuật toán máy tính. Các chuyên gia tài chính đã sáng chế không chỉ các loại chứng khoán cầm cố mới mẽ lạ lẫm đã được chứng minh là rất phức tạp phiền hà, mà còn là các mô hình toán học về rủi ro cho rằng các loại chứng khoán này là an toàn. Và điều gì đã xảy ra ?
Theo các chuyên gia và các nhà kinh tế học, các mô hình này đã thất bại trong việc đuổi kịp với sự phát triển bùng nổ của các loại hình chứng khoán phức tạp, mạng lưới các rủi ro rắc rối khó hiểu và các khía cạnh của nguy cơ tiềm tàng của nó.
Họ cho rằng sự thất bại lớn hơn chính là nhân tố con người trong cách những con người này hiểu, áp dụng cũng như quản lý các mô hình rủi ro. Một vài nhà phân tích tài chính định lượng uy tín, được biết đến như các công trình sư tài chính, đã bắt đầu chỉ ra các dấu hiệu cảnh báo từ nhiều năm trước. Nhưng trong khi các thị trường tài chính đang tăng vọt, các động cơ thúc đẩy trên Wall Street là chạy đua theo lợi nhuận bằng cách mua bán càng nhiều loại chứng khoán tinh vi càng tốt, chồng chất thêm các món nợ và đặt cược ngày càng lớn.
Andew W. Lo, một nhà kinh tế học và là giáo sư môn tài chính của Trường quản trị Sloan trực thuộc học viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) cho biết: “Sự cải tiến có thể trở thành một trò chơi mạo hiểm, công nghệ đã đi trước khả năng sữ dụng chúng một cách có trách nhiệm của chúng ta.”
Sự cải tiến ngoài tầm kiểm soát đó được phản ánh vào các loại chứng khoán được dự định để phân tán rủi ro ra rộng hơn bằng cách sữ dụng các công cụ tài chính gọi là chứng khoán phái sinh. Ví dụ như là nghiệp vụ trao đổi chống vỡ nợ tín dụng (credit-default swaps) ban đầu được tạo ra để đảm bảo cho các nhà đầu tư trái phiếu của các công ty blue-chip (các công ty uy tín, lâu năm và có lợi nhuận ổn định) tránh khỏi rủi ro về mất khả năng trả nợ của các công ty này. Trong vài năm gần đây, các hợp đồng trao đổi đã được sữ dụng rất nhiều để đảm bảo cho mọi loại công cụ tài chính, bao gồm vô số các chứng khoán thế chấp dưới chuẩn.
Những việc trao đổi này là hợp đồng giữa hai nhà đầu tư- mà tiêu biểu là các ngân hàng, các quỹ đầu cơ và các tổ chức khác – và nó không được mua bán trên các sở giao dịch. Giá trị thị trường của thị trường trao đổi chống vỡ nợ tín dụng đã tăng nhanh chóng mặt, đạt khoảng 55 ngàn tỷ USD.
Mặc dầu sự trao đổi chống vỡ nợ tín dụng ban đầu định phân tán rủi ro, nhưng nó đã làm cuộc khủng hoảng tín dụng thêm trầm trọng bởi vì thị trường không được điều hòa, bị che khuất và đầy các rủi ro của các bên đối ứng (đó là các rủi ro này được tạo ra do các ngân hàng hay các công ty không đủ khả năng thực hiện các điều khoản thanh toán, và các giao dịch với các công ty này sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt hại)
Thị trường cho các các hợp đồng trao đổi chống vỡ nợ tín dụng là trung tâm của sự đổ vỡ ngân hàng và giải cứu ở Wall Street, và các công cụ tài chính này là hiện thân của mọi loại rủi ro mà khó có thể tính toán bằng các công thức toán học.
Leslie Rahl, giám đốc công ty Capital Market Risk Advisor- một công ty tư vấn quản lý rủi ro, tiết lộ rằng: “Sự phức tạp, sự minh bạch, tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính đã đóng một vài trò cực kỳ lớn trong cuộc khủng hoảng này, và đó là những thứ nhìn chung chưa được tính toán trong rủi ro định lượng”
Dường như toán học, thống kê và các mô hình thuật toán đã thiếu sự lường trước về rủi ro cho vay của các khách hàng tín dụng cá nhân. Trong vài năm gần đây, sự chứng khoán hóa thị trường cầm cố, với các khoản vay được bán rẻ mạt và lẫn lộn trong vô số các khoản chứng khoán cầm cố, đã thúc đẩy người cho vay mượn đến các hệ thống bao tiêu mua cổ phiếu tự động một cách nhanh chóng, mà hệ thống này nương tựa chủ yếu trên các mô hình ghi nợ tín dụng được vi tính hóa thay cho sự quyết định của nhân tố con người.
Do đó người cho vay mượn đã không có đủ động cơ dể dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu cẩn thận khả năng hoàn trả của những người vay mượn cá nhân. Raghuram G. Rajan, một giáo sư tại Đại học Chicago cho rằng: “Nếu các động cơ và các hệ thống thay đổi, những dữ liệu cứng có thể ít ý nghĩa hơn là nó đã từng như vậy hay là những cái nào đó khác mà nó đã từng trước kia. Nguy cơ ở đây là mô hình kiểu mẫu trở nên quá máy móc”
Mr. Rajan, nguyên là nhà kinh tế trưởng tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đã chỉ ra trong một bài báo mà ông là đồng tác giả với Amit Seru,một đồng nghiệp của ông tại đại học Chicago,có nhan đề “Sự phá sản của các mô hình dự đoán thất bại”. Bài báo này đã phân tích về các khoản cho vay dưới chuẩn được phát hành từ 1997 đến 2006. Nghiên cứu của họ đã kết luận rằng các phương pháp định lượng đã đánh giá thấp khả năng vỡ nợ của những người vay dưới chuẩn mà được tờ báo gọi là “Sự phá sản mang tính hệ thống của các mô hình vỡ nợ”
Một bài báo gần đây của 4 nhà kinh tế thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) - “Những ý nghĩa của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn”, đã tìm ra một nguyên nhân khác. Họ đã xem xét  nhiều bản báo cáo nghiên cứu được công bố bởi các nhà phân tích và các nhà kinh tế của Wall Street, và hỏi tại sao các chuyên gia Wall Street thất bại trong việc dự đoán làn sóng tịch thu tài sản thế chấp của các khoản vay dưới chuẩn trong năm 2007 và 2008. Các nhà kinh tế của Fed kết luận rằng các mô hình rủi ro được sữ dụng bởi các nhà phân tích Wall Street đã dự đoán đúng sự rớt giá từ 10 đến 20 % của bất động sản sẽ đẩy các loại chứng khoán cầm cố vào tình trạng hiểm nghèo. Nhưng cũng chính các nhà phân tích cho rằng khả năng đó là rất khó xảy ra.
Sự thất bại của các chuyên gia phân tích phố Wall trong việc thể hiện làm thế nào các mô hình có thể chính xác đến vài con số thập phân, song lại hoàn toàn phá sản. Theo bài báo đó, các nhà phân tích đã bám níu lấy lời cầu nguyện lạc quan một cách ngoan cường rằng giá nhà danh nghĩa ở Mỹ đã không giảm trong nhiều thập kỷ mặc dầu giá nhà đã rớt trên toàn quốc để điều chỉnh cho lạm phát trong năm 1970, và có nhiều khu vực có giá nhà bị rớt với quy mô lớn trong nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, sự hình thành bong bóng nhà đất đã diễn ra khá là suôn sẻ. Cho đến năm 2003, giá nhà đã tăng cùng với số lao động được tuyển dụng, thu nhập, và các mô hình di trú, nhưng sau đó nó xuất phát từ các yếu tố kinh tế cơ bản.
Paul S. Willen, một nhà kinh tế của Fed ở Boston đã nhận định các mô hình của Wall Street bao hàm quá nhiều ý tưởng viễn vông về giá nhà. Nhưng ông ta cho biết thêm là thật sự rất khó dự đoán xu hướng giá của tài sản. Ông nhận xét: “ Giá cả của tài sản, ví dụ như nhà cửa hay cổ phiếu, phản ánh không chỉ là niềm tin của bạn vào tương lai, mà bạn còn đánh cược vào niềm tin của những người khác. Đó là thang bậc của niềm tin – là những yếu tố hành vi- thì nó trở nên quá sức đối với các mô hình”
Thật sự là sự không chắc chắn về các yếu tố hành vi cùng với sự phức tạp không ngừng của thị trường tài chính đã giải thích sự phá sản của quản trị rủi ro. Các mô hình định lượng có nguồn gốc từ học thuật và thường là các môn khoa học tự nhiên. Trong nghiên cứu học thuật, trọng tâm là các vấn đề có thể giải quyết, chứng minh và công bố- chứ không phải là các thách thức khó khăn hỗn độn. Trong khoa học, các mô hình xuất phát từ các dòng phân tử ở thể lỏng hay khí, điều mà thích nghi với các quy luật vật lý rõ ràng, chặt chẽ.
Không phải xuất thân từ ngành tài chính, Emanuel Derman là một nhà vật lý đã trở thành giám đốc tài chính ở Goldman Sachs, là một nhà phân tích tài chính định lượng và là tác giả của vài mô hình tài chính và cuốn sách “Cuộc đời của tôi như là một nhà phân tích tài chính định lượng- sự phản chiếu của vật lý và tài chính” (Willey, 2004). Trong một bài báo sẽ được xuất bản vào năm tới trong một tạp chí chuyên ngành, Derman đã viết rằng: “Làm lộn xộn cái mô hình này trong thế giới ngày nay là đi theo một thảm họa tương lai đã được định bởi niềm tin con người tuân theo các quy luật toán học”
Tuy thế, trong một cuộc phòng vấn, Derman- vị giáo sư tại đại học Columbia- cho rằng đổ lỗi cho các mô hình vì các khuyết điểm của nó dường như là không chính xác. Ông nói: “Các mô hình là một công cụ của niềm đam mê hơn là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng”
Còn Richard Lindsey, giám đốc của Callcott Group-một tập đoàn tư vấn định lượng, lại tin là trong lúc thị trường bùng nổ các thị trường mới có khuynh hướng đi nhanh hơn con người và các hệ thống kỹ thuật hỗ trợ nó. Các hệ thống hỗ trợ đó bao gồm các mô hình giá và rủi ro, sự tinh thông của các bộ phận đầu não và sự am hiểu quản trị về các công cụ tài chính. Đó là những gì đang xảy ra trong các thị trường chứng khoán cầm cố và tín dụng phái sinh.
Lindsey nghĩ là các mô hình tốt hơn được áp dụng một cách khôn ngoan hơn có lẻ sẽ giúp tình hình tốt hơn và có được sự thống nhất chung của quản trị cấp cao. Ông lưu ý các thị trường chứng khoán cầm cố đã phát triển một cách nhanh chóng và sinh ra nhiều lợi nhuận trong một thập kỷ vừa qua. Ông Lindsey, cựu kinh tế trưởng của Ủy ban chứng khoán và đối hoái nói: “Nếu bạn đang tạo ra lợi nhuận cao, thì tôi đảm bảo với bạn là ở đó có rủi ro cao dù thậm chí là bạn không thấy nó”.
Trong số các nhà phân tích tài chính định lượng, một vài người đã nhận ra được cơn bão đang hình thành. Ông Lo, giám đốc của phòng thí nghiệm kỹ thuật tài chính trực thuộc học viện kỹ thuật Massachusett (MIT), là đồng tác giả của bài báo được giới thiệu tại hội nghị của Văn phòng nghiên cứu kinh tế quốc gia vào tháng 10 năm 2004. Bài báo nghiên cứu đó đã cảnh báo sự gia tăng rủi ro hệ thống trong các thị trường tài chính và đặc biệt quan tâm đến thanh khoản tiềm năng, đòn bẩy tài chính, và rủi ro các bên đối ứng từ các quỹ đầu cơ.
Trong hai năm tiếp sau đó, Lo cũng đã có những bài thuyết trình trước các quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở New York và Washington, trước khi có bài thuyết trình trước Ngân hàng Trung Ương châu Âu ở Brussels. Ông cho biết bài nghiên cứu được các nhà kinh tế và viện sĩ đón nhận nồng nhiệt. Ông cũng đã kêu gọi: “Về khía cạnh công nghiệp, nó đang bị gạt bỏ”.
Ông cho hay những câu trả lời gạt bỏ một cách thẳng thừng chẳng có gì là đáng ngạc nhiên bởi vì Wall Street đang chạy theo lợi nhuận trong một giai đoạn thuận lợi. Con đường tới một sự thận trọng hợp lý bao gồm không chỉ là mô hình rủi ro tốt hơn, mà còn có nhiều quy tắc hơn. Cũng giống như những người khác, Lo đề cử điều kiện vốn cao hơn cho các ngân hàng và quyền sữ dụng các ngân hàng đối hoái cho các giao dịch các loại chứng khoán mới mẽ lạ lẫm, để từ đó giá cả và các rủi ro có thể thấy được rõ ràng hơn. Bất cứ quỹ đầu cơ nào có tài sản trên 1 tỷ USD nên bị bắt buộc báo cáo các tài sản đang nắm giữ của họ cho cơ quan chức năng.
Các quy tắc tài chính nên được xem tương tự như các điều khoản phòng ngừa hỏa hoạn trong luật xây dựng. Khả năng các tòa nhà bị cháy là rất ít, nhưng luật pháp bắt buộc phải trang bị hệ thống tưới nước chữa cháy trên trần nhà, hệ thống chữa cháy và các dụng cụ thoát khỏi hỏa hoạn.
“Chúng ta học bài học theo cách khắc nghiệt rằng những hậu quả có thể là rất bi thảm; thậm chí nếu điều đó, theo thống kê, là không có thực.”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét