Home » » Tự Tập Côn Nhị Khúc

Tự Tập Côn Nhị Khúc

Written By 1 on Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010 | 03:49

1. Trước hết là phần khởi động (cũng thiết thực cho việc tập một nhị khúc hay các binh khí khác). Bạn cần phải ép dẻo cổ tay, cổ tay càng dẻo, biên độ đòn thế của bạn càng rộng và sẽ tăng lực đánh cho đòn thế. Đặc biệt chú ý tay trái (giả sử bạn thuận tay phải), vì lý do không thuận tay nên rất khó khăn ở bước khởi đầu. Trong các động tác ép dẻo cổ tay, bạn nên áp dụng cách khởi động của Aikido và Aiki-Jujitsu… ép dẻo rất tốt!
2. Dùng tạ tay để tập động tác lắc cổ tay… tăng độ chịu lực cho cổ tay….
3. Tập các đòn cơ bản của nhị khúc bằng tay trái: Với mỗi đòn thế, bạn dùng côn ở tay phải ra đòn trước, và sau đó là tay trái. Giả sử bạn có 3 đòn côn số 1, 2, 3: bạn sẽ đánh số 1 tay phải (tay thuận) rồi số 1 tay trái (tay không thuận), kế tiếp là số 2 tay phải – số 2 tay trái, vv…
4. Tập đánh cùng đòn: với các đòn của nhị khúc như búng côn (từ tư thế kẹp côn), loan côn hai bên thân (xoay vòng từ dưới lên hoặc từ trên xuống), xoay 1 vòng trên đầu rồi vụt côn xéo xuống trước mặt, vv… hai tay bạn dùng 2 nhị khúc ra đòn cùng lúc. Với các đòn có điểm cắt (điểm mà hai đường côn giao nhau)như loan hai côn số 8 trước mặt chẳng hạn, bạn khéo léo cho hai côn “né” nhau. Hoặc một côn tới điểm cắt trước côn kia một chút ( thường là côn ở tay thuận – tay phải – sẽ đến nhanh hơn một chút để “né” côn ở tay không thuận).
5. Tập đánh hai tay hai đòn khác nhau: Ở bước này bạn cần đầu tư thời gian để suy nghĩ về đòn thế ngang ngửa với thời gian tập luyện trên sân… Nếu không có HLV hướng dẫn và không có tài liệu, bạn sẽ phải tự nghĩ ra các đòn thế cho mình.
Các nguyên tắc “sáng tác” đòn thế như sau:
- Chia các đòn thế nhị khúc bạn biết được thành các bậc THỜI GIAN THỰC HIỆN khác nhau. Ví dụ: các đòn vụt côn, búng côn,… là bậc 1. Các đòn loan côn số 8 là bậc 2 ( gồm hai động tác vụt côn hai bên thân ghép lại )….
- Suy nghĩ để ghép các đòn này lại, hai tay hai đòn khác nhau, tuy nhiên hai tay phối hợp phải hợp lý không gượng ép. Một trên – một dưới, một trước – một sau, một công – một thủ, hay thậm chí là cùng công cả hai tay côn…. Bạn nhớ dựa vào các bậc “thời gian thực hiện” (đã trình bày ở trên)… Vì không thể biết được tốc độ ra côn của các bạn là như thế nào nên sự phân chia thời gian ở trên chỉ là tương đối theo cá nhân tôi. Mỗi người cần kiểm tra lại thời gian thực hiện các đòn côn theo riêng mình!

6. Sau khi đã đánh được hai tay hai đòn khác nhau. Bạn thử kết hợp nhiều đòn thành một “pha”. Bạn sẽ phải tính “pha” của tay trái, “pha” của tay phải… Vẫn phải lưu ý các điểm cắt của đòn côn và đưa ra hướng xử lý. Các “pha” côn cần súc tích và bạn phải đảm bảo rằng bạn đủ THỂ LỰC để thực hiện đòn côn mà bạn “sáng tác” (do đó cũng nên tránh các “pha” côn quá dài). Nếu thực hiện được 5 pha kết hợp khác nhau… dù là “pha” của mình hay “pha” mình học được từ tài liệu cũng không quan trọng….xin chúc mừng bạn!
7. Còn một lưu ý nữa là cũng như các động tác múa hiện đại, bạn nhớ sau một loạt các đòn mãnh liệt dùng toàn lực, bạn dành những điểm thở cho tay côn của bạn được nghỉ ngơi. Thực tế nunchucks vẫn có những đòn nhìn từ bên ngoài là rất khủng khiếp nhưng thật sự với đòn ấy, tay côn của bạn (người đang biểu diễn) được thả lỏng rất nhiều… Chúc các bạn thành công!

Vào đây tham khảo nha:
http://www.luongson.net/forum/showthread.php?t=134274814 


http://kienthucvothuat.com/YaBB.pl?num=1196944733/40


0 nhận xét:

Đăng nhận xét