Tại buổi Tọa đàm: "Triển vọng kinh tế và những vấn đề đặt ra cho DN VN năm 2009 - 2010" do Báo DĐDN tổ chức, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, DN đều cho rằng trước áp lực đang đè nặng lên nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ sẽ có ý nghĩa quyết định đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đề ra cũng như hiệu quả hoạt động của các DN.
Thời kỳ hậu suy thoái cũng đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN VN. Điều quan trọng là phải biết khuếch đại các lợi thế và các điều kiện khác biệt của nước đi sau.
Bài toán tài chính
Nhìn nhận về triển vọng kinh tế VN 2009-2010 và những vấn đề đặt ra cho DN, TS Đặng Xuân Thanh - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nói: Theo kinh nghiệm thế giới, để thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng Chính phủ cần kích thích kinh tế bằng mở rộng tiền tệ và tài khoá; làm sạch hệ thống tài chính - ngân hàng khỏi các tài sản “độc hại” (toxic assets), Tiến hành các cải cách thể chế và tái cấu trúc kinh tế. Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách có thể vượt ngưỡng kỷ lục 8% do các nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, thuế xuất-nhập khẩu, thuế thu nhập DN... giảm mạnh (dự báo có thể giảm 50 đến 90 ngàn tỷ đồng trong 2009) thì chính sách tiền tệ chỉ còn một hành lang hẹp: vừa phải nới lỏng, vừa phải đề phòng lạm phát quay trở lại. Giải pháp hỗ trợ lãi suất 4% có tác dụng tích cực giúp DN giảm chi phí vốn, lập lại cân bằng trên bảng kế toán, nhưng lại gây mất cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Liên quan đến chính sách tài chính, ông Bùi Quang Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế VN cho rằng, gói kích cầu thứ nhất đã đạt được hiệu quả cao và hồi sức được rất tốt cho các DN, kịp thời, đúng đối tượng, hỗ trợ tốt cho DN và một số ngành. Song, cũng theo ông, gói kích cầu thứ hai chưa thể hiện tốt như gói kích cầu thứ nhất. Vì vậy nên cân đối mục tiêu giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô, cần phải thiết kế cụ thể gói kích cầu thứ hai làm sao cho hiệu quả, đủ liều lượng và trúng mục tiêu (hỗ trợ DN, kích thích tiêu dùng, và kích thích thông qua đầu tư công).
TS Nguyễn Đại Lai đưa ra nhận diện thị trường tài chính VN diễn biến tiếp theo: Một chu kỳ tăng lãi suất điều hành mới cũng đã, đang và sẽ diễn tiến theo quy luật ở quy mô thế giới. Thị trường tài chính trong nước cần chủ động đón trước xu hướng này để không bị động trong việc chống lạm phát. Nếu không chủ động ngay từ bây giờ thì việc kìm giữ lạm phát ở nước ta dưới 10% trong năm 2009 là vô cùng khó khăn. Trong thị trường tài chính, các dòng vốn luôn vận động theo quy luật “nước chảy chỗ trũng” và theo nguyên tắc “bình thông nhau”. Các chính sách vĩ mô không nên can thiệp một cách hành chính hoặc trái quy luật vào các cơ chế vận động của thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần sớm công bố minh bạch chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng theo hướng hiệu quả, hiện đại đủ sức tạo định hướng và niềm tin cho thị trường hấp thụ vốn có hiệu quả làm cơ sở cho khu vực công nghiệp, dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo theo đúng chiến lược quốc gia.
Một khối lượng lớn vốn trung và dài hạn có lộ trình, địa chỉ hiệu quả và lãi suất theo từng giai đoạn đủ hấp dẫn, được huy động bằng trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ tạo thành trái phiếu chất lượng cao để bổ sung ngay vào TTCK đang mất cân đối giữa cổ phiếu và trái phiếu như hiện nay là rất cần thiết cả cho việc tạo vốn, cả cho việc tạo công cụ để chủ động “bơm – hút” phương tiện thanh toán trong lưu thông... Cũng như vậy, trái phiếu ngoại tệ trong nước để hấp thụ lập tức lượng ngoại tệ trôi nổi, găm giữ phục vụ ngay cho nhu cầu nhập khẩu thiết bị, đồng thời tạo pháp lý và thị trường tiêu thụ ngoại tệ lành mạnh cho nhà xuất khẩu cũng cần được phát hành thường xuyên. Trái phiếu này cũng là nguồn hàng hoá và công cụ tốt để bổ sung vào TTCK...
Cơ hội nào cho DN?
TS Lê Duy Hiếu – Viện Kinh tế VN lại có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng đối với DN. Theo ông Hiếu, VN được nhiều hơn là mất từ cuộc khủng hoảng toàn cầu mang lại. Các DN đừng nên vội hoang mang trước những lời các nhà kinh tế cảnh báo mà nên tìm trong khó khăn những cơ hội cho DN của mình để từ đó tìm ra hướng đi và giải pháp. Cụ thể: khủng hoảng tài chính toàn cầu tấn công trực diện vào cơ chế đầu cơ và lũng đoạn, làm cho thị trường trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn. Nâng cao thu nhập thực tế của đại bộ phận nhân dân lao động. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế (Khủng hoảng tài chính toàn cầu, một mặt đã gây áp lực tái cấu trúc kinh tế, mặt khác đã và đang tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đáp ứng lợi ích của cộng đồng và xã hội). Khuếch đại các lợi thế và các điều kiện khác biệt của nước đi sau.
Từ đó, ông đưa ra định hướng đầu tư thời kỳ hậu khủng hoảng. Thứ nhất, đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Vì nông thôn với 80% dân số vẫn là thị trường tương đối ổn định ngay trong điều kiện khủng hoảng tài chính thế giới. Thứ hai, đầu tư vào thị trường chứng khoán. Một nhà DN có bản lĩnh cần phải coi dây là cơ hội kiếm tiền có một không hai và có thể hàng trăm năm mới có một lần. Thứ ba, đầu tư mua bán DN. Hiện nay ở VN có lẽ có không ít hơn 20% số DN sẽ hoạt động tốt dựa vào hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính chứ không phải dựa vào các thương vụ mang tính đầu cơ cho dù thu được lợi nhuận lớn, do vậy đang gặp khó khăn vì thiếu vốn và phải vay với lãi suất cao... Nhiều DN có khả năng sinh lợi cao hiện đã thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó; Thứ tư, đầu tư vào giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khoẻ. Thứ năm, đầu tư vào thị trường BĐS.
Thời kỳ hậu suy thoái cũng đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN VN. Điều quan trọng là phải biết khuếch đại các lợi thế và các điều kiện khác biệt của nước đi sau.
Bài toán tài chính
Nhìn nhận về triển vọng kinh tế VN 2009-2010 và những vấn đề đặt ra cho DN, TS Đặng Xuân Thanh - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nói: Theo kinh nghiệm thế giới, để thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng Chính phủ cần kích thích kinh tế bằng mở rộng tiền tệ và tài khoá; làm sạch hệ thống tài chính - ngân hàng khỏi các tài sản “độc hại” (toxic assets), Tiến hành các cải cách thể chế và tái cấu trúc kinh tế. Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách có thể vượt ngưỡng kỷ lục 8% do các nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, thuế xuất-nhập khẩu, thuế thu nhập DN... giảm mạnh (dự báo có thể giảm 50 đến 90 ngàn tỷ đồng trong 2009) thì chính sách tiền tệ chỉ còn một hành lang hẹp: vừa phải nới lỏng, vừa phải đề phòng lạm phát quay trở lại. Giải pháp hỗ trợ lãi suất 4% có tác dụng tích cực giúp DN giảm chi phí vốn, lập lại cân bằng trên bảng kế toán, nhưng lại gây mất cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Liên quan đến chính sách tài chính, ông Bùi Quang Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế VN cho rằng, gói kích cầu thứ nhất đã đạt được hiệu quả cao và hồi sức được rất tốt cho các DN, kịp thời, đúng đối tượng, hỗ trợ tốt cho DN và một số ngành. Song, cũng theo ông, gói kích cầu thứ hai chưa thể hiện tốt như gói kích cầu thứ nhất. Vì vậy nên cân đối mục tiêu giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô, cần phải thiết kế cụ thể gói kích cầu thứ hai làm sao cho hiệu quả, đủ liều lượng và trúng mục tiêu (hỗ trợ DN, kích thích tiêu dùng, và kích thích thông qua đầu tư công).
TS Nguyễn Đại Lai đưa ra nhận diện thị trường tài chính VN diễn biến tiếp theo: Một chu kỳ tăng lãi suất điều hành mới cũng đã, đang và sẽ diễn tiến theo quy luật ở quy mô thế giới. Thị trường tài chính trong nước cần chủ động đón trước xu hướng này để không bị động trong việc chống lạm phát. Nếu không chủ động ngay từ bây giờ thì việc kìm giữ lạm phát ở nước ta dưới 10% trong năm 2009 là vô cùng khó khăn. Trong thị trường tài chính, các dòng vốn luôn vận động theo quy luật “nước chảy chỗ trũng” và theo nguyên tắc “bình thông nhau”. Các chính sách vĩ mô không nên can thiệp một cách hành chính hoặc trái quy luật vào các cơ chế vận động của thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần sớm công bố minh bạch chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng theo hướng hiệu quả, hiện đại đủ sức tạo định hướng và niềm tin cho thị trường hấp thụ vốn có hiệu quả làm cơ sở cho khu vực công nghiệp, dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo theo đúng chiến lược quốc gia.
Một khối lượng lớn vốn trung và dài hạn có lộ trình, địa chỉ hiệu quả và lãi suất theo từng giai đoạn đủ hấp dẫn, được huy động bằng trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ tạo thành trái phiếu chất lượng cao để bổ sung ngay vào TTCK đang mất cân đối giữa cổ phiếu và trái phiếu như hiện nay là rất cần thiết cả cho việc tạo vốn, cả cho việc tạo công cụ để chủ động “bơm – hút” phương tiện thanh toán trong lưu thông... Cũng như vậy, trái phiếu ngoại tệ trong nước để hấp thụ lập tức lượng ngoại tệ trôi nổi, găm giữ phục vụ ngay cho nhu cầu nhập khẩu thiết bị, đồng thời tạo pháp lý và thị trường tiêu thụ ngoại tệ lành mạnh cho nhà xuất khẩu cũng cần được phát hành thường xuyên. Trái phiếu này cũng là nguồn hàng hoá và công cụ tốt để bổ sung vào TTCK...
Cơ hội nào cho DN?
TS Lê Duy Hiếu – Viện Kinh tế VN lại có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng đối với DN. Theo ông Hiếu, VN được nhiều hơn là mất từ cuộc khủng hoảng toàn cầu mang lại. Các DN đừng nên vội hoang mang trước những lời các nhà kinh tế cảnh báo mà nên tìm trong khó khăn những cơ hội cho DN của mình để từ đó tìm ra hướng đi và giải pháp. Cụ thể: khủng hoảng tài chính toàn cầu tấn công trực diện vào cơ chế đầu cơ và lũng đoạn, làm cho thị trường trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn. Nâng cao thu nhập thực tế của đại bộ phận nhân dân lao động. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế (Khủng hoảng tài chính toàn cầu, một mặt đã gây áp lực tái cấu trúc kinh tế, mặt khác đã và đang tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đáp ứng lợi ích của cộng đồng và xã hội). Khuếch đại các lợi thế và các điều kiện khác biệt của nước đi sau.
Từ đó, ông đưa ra định hướng đầu tư thời kỳ hậu khủng hoảng. Thứ nhất, đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Vì nông thôn với 80% dân số vẫn là thị trường tương đối ổn định ngay trong điều kiện khủng hoảng tài chính thế giới. Thứ hai, đầu tư vào thị trường chứng khoán. Một nhà DN có bản lĩnh cần phải coi dây là cơ hội kiếm tiền có một không hai và có thể hàng trăm năm mới có một lần. Thứ ba, đầu tư mua bán DN. Hiện nay ở VN có lẽ có không ít hơn 20% số DN sẽ hoạt động tốt dựa vào hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính chứ không phải dựa vào các thương vụ mang tính đầu cơ cho dù thu được lợi nhuận lớn, do vậy đang gặp khó khăn vì thiếu vốn và phải vay với lãi suất cao... Nhiều DN có khả năng sinh lợi cao hiện đã thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó; Thứ tư, đầu tư vào giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khoẻ. Thứ năm, đầu tư vào thị trường BĐS.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét