Song song với việc đẩy mạnh vốn hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thông qua các gói hỗ trợ lãi suất (LS), kích cầu, nhiều ngân hàng (NH) đang vào cuộc đua cạnh tranh về tín dụng tiêu dùng. Mở rộng van tín dụng, kéo dài thời hạn, nới lỏng điều kiện và linh hoạt trong việc trả nợ… là những chiêu thức đang dần được các nhà băng đưa vào áp dụng.
Chẳng hạn, ABBank nâng mức vay mua nhà từ 70% lên 90% giá trị tài sản đảm bảo và tặng bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng. Ngoài ra, khách hàng được ân hạn trả nợ gốc tối đa 36 tháng với LS 1%/tháng (12%/năm). Thời gian trả nợ kéo dài tới 20 năm. Có thể trả góp đều lãi giảm dần hoặc trả theo phương thức góp đều một khoản cố định trong thời gian vay.
Giám đốc khối khách hàng cá nhân ABBank Đàm Thế Thái cho biết, cho vay mua nhà là sản phẩm chiến lược của Ngân hàng, kỳ vọng dư nợ đối với loại hình tín dụng này sẽ chiếm 50% trong tổng danh mục cho vay.
Nhằm kích thích tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu vay mua nhà, xe ôtô của khách hàng, SeABank táo bạo đưa ra sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, không cần chứng minh mục đích sử dụng. Kể từ ngày 2/6, khách hàng được vay tối đa 70% giá trị căn nhà trong thời hạn 180 tháng; 75% giá trị xe mới và 50% giá trị đối với xe cũ, thời gian vay tối đa 60 tháng; hạn mức vay thấp nhất là 50 triệu đồng.
Điểm đáng chú ý là với tín dụng tiêu dùng tín chấp, SeABank cấp tối đa lên tới 500 triệu đồng trong vòng 60 tháng, tùy thuộc vào khả năng trả nợ, mà không cần tài sản đảm bảo và không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn.
Mặt bằng LS cho vay VND tiếp tục ổn định. LS cho vay ngắn hạn bằng VND phổ biến từ 8,5 - 10%/năm; trung và dài hạn 10 - 10,5%/năm; LS cho vay sau khi trừ đi phần hỗ trợ (4%/năm) phổ biến ở mức 4,5 - 6%/năm; LS cho vay USD giảm từ 0,5 - 2%/năm, hiện phổ biến ở mức 3 - 4%/năm. LS cho vay thỏa thuận đối với khách hàng cá nhân có chiều hướng giảm dần. Nhiều ngân hàng như ACB, Sacombank, Eximbank điều chỉnh giảm LS, mức thấp nhất còn 10,5%/năm.
Cuộc cạnh tranh về thị phần tín dụng DN, đặc biệt là khách hàng cá nhân đang dần nóng lên trước nhu cầu vốn của khách hàng có chiều hướng tăng trở lại. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, vốn đầu tư cho nền kinh tế tháng 5/2009 ước tăng 4,2% so với cuối tháng trước và tăng 14,91% so với đầu năm. Trong đó, đầu tư bằng VND ước tăng 4,96%, đầu tư bằng ngoại tệ tăng 0,68% so với cuối tháng trước. Trong khi đó, tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tháng 5 ước tăng 3,87% so với cuối tháng trước và tăng 13,64% so với đầu năm.
Chính vì vậy, để có vốn cho vay, các NH tiếp tục tăng mạnh LS đầu vào, với mức cao nhất gần đạt 10%/năm. Nếu so sánh với trần LS cho vay đối với DN cũng như LS thỏa thuận áp dụng cho khách hàng cá nhân thì khoảng cách chênh lệch lợi nhuận mà NH thu về đang dần bị thu hẹp.
Nhưng các NH cho biết, tín dụng phát triển mới có thêm cơ hội để đẩy mạnh nguồn thu từ hoạt động dịch vụ. Do đó, hầu hết các NH đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 50 - 90% so với năm trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguy cơ lạm phát cao tái bùng phát khi đẩy mạnh tín dụng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ các nước phải đẩy vốn ra kích cầu là điều khó tránh khỏi. "Một khi chính sách tài khóa mở quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ. Điều lo ngại này đang xảy ra trên toàn cầu và không loại trừ ở Việt Nam", đại diện Dragon Capital nhận định. Thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2009 chỉ tăng 0,44% so với tháng 4, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng so với đầu năm, CPI đã tăng tới 11,59%.
Một điểm đáng chú ý khác là với các khoản vốn cho vay vào lĩnh vực bất động sản, theo một cán bộ Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP. HCM, nếu không thận trọng sẽ có nguy cơ lặp lại thực trạng của năm 2007, các NH "bơm" mạnh vốn cho vay trong khi điều kiện cho vay lỏng lẻo đã góp phần đẩy giá nhà, đất lên cao và khi bong bóng xì hơi thì nợ xấu đối với loại hình tín dụng này gia tăng. Tuy nhiên, vị cán bộ trên cho biết, tính đến hết tháng 5, dư nợ cho vay bất động sản chỉ chiếm khoảng 11% tổng dư nợ của hệ thống NH trên địa bàn, đạt 552.000 tỷ đồng.
Chẳng hạn, ABBank nâng mức vay mua nhà từ 70% lên 90% giá trị tài sản đảm bảo và tặng bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng. Ngoài ra, khách hàng được ân hạn trả nợ gốc tối đa 36 tháng với LS 1%/tháng (12%/năm). Thời gian trả nợ kéo dài tới 20 năm. Có thể trả góp đều lãi giảm dần hoặc trả theo phương thức góp đều một khoản cố định trong thời gian vay.
Giám đốc khối khách hàng cá nhân ABBank Đàm Thế Thái cho biết, cho vay mua nhà là sản phẩm chiến lược của Ngân hàng, kỳ vọng dư nợ đối với loại hình tín dụng này sẽ chiếm 50% trong tổng danh mục cho vay.
Nhằm kích thích tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu vay mua nhà, xe ôtô của khách hàng, SeABank táo bạo đưa ra sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, không cần chứng minh mục đích sử dụng. Kể từ ngày 2/6, khách hàng được vay tối đa 70% giá trị căn nhà trong thời hạn 180 tháng; 75% giá trị xe mới và 50% giá trị đối với xe cũ, thời gian vay tối đa 60 tháng; hạn mức vay thấp nhất là 50 triệu đồng.
Điểm đáng chú ý là với tín dụng tiêu dùng tín chấp, SeABank cấp tối đa lên tới 500 triệu đồng trong vòng 60 tháng, tùy thuộc vào khả năng trả nợ, mà không cần tài sản đảm bảo và không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn.
Mặt bằng LS cho vay VND tiếp tục ổn định. LS cho vay ngắn hạn bằng VND phổ biến từ 8,5 - 10%/năm; trung và dài hạn 10 - 10,5%/năm; LS cho vay sau khi trừ đi phần hỗ trợ (4%/năm) phổ biến ở mức 4,5 - 6%/năm; LS cho vay USD giảm từ 0,5 - 2%/năm, hiện phổ biến ở mức 3 - 4%/năm. LS cho vay thỏa thuận đối với khách hàng cá nhân có chiều hướng giảm dần. Nhiều ngân hàng như ACB, Sacombank, Eximbank điều chỉnh giảm LS, mức thấp nhất còn 10,5%/năm.
Cuộc cạnh tranh về thị phần tín dụng DN, đặc biệt là khách hàng cá nhân đang dần nóng lên trước nhu cầu vốn của khách hàng có chiều hướng tăng trở lại. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, vốn đầu tư cho nền kinh tế tháng 5/2009 ước tăng 4,2% so với cuối tháng trước và tăng 14,91% so với đầu năm. Trong đó, đầu tư bằng VND ước tăng 4,96%, đầu tư bằng ngoại tệ tăng 0,68% so với cuối tháng trước. Trong khi đó, tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tháng 5 ước tăng 3,87% so với cuối tháng trước và tăng 13,64% so với đầu năm.
Chính vì vậy, để có vốn cho vay, các NH tiếp tục tăng mạnh LS đầu vào, với mức cao nhất gần đạt 10%/năm. Nếu so sánh với trần LS cho vay đối với DN cũng như LS thỏa thuận áp dụng cho khách hàng cá nhân thì khoảng cách chênh lệch lợi nhuận mà NH thu về đang dần bị thu hẹp.
Nhưng các NH cho biết, tín dụng phát triển mới có thêm cơ hội để đẩy mạnh nguồn thu từ hoạt động dịch vụ. Do đó, hầu hết các NH đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 50 - 90% so với năm trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguy cơ lạm phát cao tái bùng phát khi đẩy mạnh tín dụng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ các nước phải đẩy vốn ra kích cầu là điều khó tránh khỏi. "Một khi chính sách tài khóa mở quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ. Điều lo ngại này đang xảy ra trên toàn cầu và không loại trừ ở Việt Nam", đại diện Dragon Capital nhận định. Thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2009 chỉ tăng 0,44% so với tháng 4, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng so với đầu năm, CPI đã tăng tới 11,59%.
Một điểm đáng chú ý khác là với các khoản vốn cho vay vào lĩnh vực bất động sản, theo một cán bộ Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP. HCM, nếu không thận trọng sẽ có nguy cơ lặp lại thực trạng của năm 2007, các NH "bơm" mạnh vốn cho vay trong khi điều kiện cho vay lỏng lẻo đã góp phần đẩy giá nhà, đất lên cao và khi bong bóng xì hơi thì nợ xấu đối với loại hình tín dụng này gia tăng. Tuy nhiên, vị cán bộ trên cho biết, tính đến hết tháng 5, dư nợ cho vay bất động sản chỉ chiếm khoảng 11% tổng dư nợ của hệ thống NH trên địa bàn, đạt 552.000 tỷ đồng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét