Home » » Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ

Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ

Written By 1 on Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013 | 08:55

Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ


Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ . Cách chọn mua iPhone cũ thế nào cho tốt. Các kiểm tra iPhone cũ thế nào cho tốt. Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ. Bạn cần tư vấn cách chọn mua iPhone cũ như thê nào cho tốt ?

Tư vấn cách chọn mua iPhone 4 cũ. Tư vấn cách chọn mua iPhone 4s cũ .

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị bán sản phẩm iphone cũ với nhiều giá cả và chính sách bảo hành khác nhau. Nhưng ngoài việc tin vào chính sách của cửa hàng, chúng ta cũng phải tự tay kiểm tra những yếu tố cơ bản như sau:

1. Thử nghiệm cảm quang

Một vấn đề với iPhone là cảm quang, bạn có thể kiểm tra xem cảm quang còn tốt hay không bằng cách thực hiện một cuộc gọi, sau đó đưa tay vào vùng cảm quang. Nếu màn hình tắt chứng tỏ cảm quang vẫn còn tốt tương tự như khi bạn đưa lên tai để nghe điện.

2. Kiểm tra "Điểm chết"

Thử nghiệm bằng cách tắt máy sau đó mở máy lại, trên màn hình khởi động của iPhone chỉ có logo quả táo còn xung quanh là màn hình tối. Nếu máy có điểm chết, bạn có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy những điểm xanh lá cây, điểm đỏ, điểm tím...

Hoặc bạn cũng có thể mở chức năng camera, sau đó lấy tay gí sát vào camera, màn hình sẽ chỉ có một màu tối duy nhất và bạn có thể phát hiện điểm chết.

3. Kiểm tra Cảm ứng
Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ
Di chuyển icon ứng dụng để thử cảm ứng
Mở menu chính và chọn, giữ nguyên biểu tượng (icon) sau đó di chuyển ngón tay khắp màn hình. Nếu trong quá trình di chuyển mà icon này bị tuột ra thì chứng tỏ đã có một số chỗ bị liệt trên màn hình cảm ứng.

4. Thử camera

-Camera trước, sau, đèn flash, quay video, cảm biến xoay.

5.Ghi âm
Mở chức năng ghi âm, sau đó thổi vào, nếu kim ghi âm dao động thì chứng tỏ chức năng ghi âm vẫn còn tốt.

6. Các vấn đề khác

- Màn hình : hãy cố gắng không chọn những máy bị xước hay có dấu hiệu nứt vỡ ở phần màn hình vì đây là bộ phận mà bạn sử dụng và nhìn nó hằng ngày, việc có một vết xước sẽ gây khá nhiều khó chịu trong quá trình sử dụng. Lấy tay ấn nhẹ lên màn hình khi máy đang chạy để kiểm tra chất lượng màn hình. Một chiếc máy đã thay màn hình lô hoặc cao cấp khi sử dụng thao tác này để kiểm tra sẽ xuất hiện các vết hằn giống như việc bạn ấn tay vào màn hình LCD trên máy tính xách tay hoặc Tivi. Các vệt hằn này sẽ xuất hiện từ phần rìa màn hình cho tới trung tâm màn hình tùy thuộc vào màn hình chiếc máy đó là cao cấp hay lô hay loại khác. Thao tác tiếp theo là vào màn hình chính, giữ icon phần mềm bất kì trong vòng 1s để bật chế độ xắp xếp phần mềm, giữ icon đó và di chuyển sao cho không bỏ xót bất kì vị trí nào trên màn hình, đặc biệt chú ý đến phần viền và 4 góc. Cách này để kiểm tra chất lượng cảm ứng xem có bị chết cảm ứng một vùng hay một dải nào không.

- Phần tiếp xúc giữa viền màn hình và khung xương: phần tiếp xúc này phải khít và có độ đồng đều, không có dấu hiệu hở do tác động của ngoại lực hay vật cứng.
- Màng loa thoại: bất kì chiếc iPhone 4/4s nào đã qua sử dụng, phần màng loa thoại đều bị ố theo thời gian do bụi bẩn, việc vệ sinh lại để sáng bóng như mới là không thể. Nếu đang cầm trên tay một chiếc iPhone 4/4s cũ mà phần màng loa thoại sáng bóng thì bạn nên dè chứng, có thể chiếc máy đó đã bị thay màn hình cảm ứng do chi tiết màng loa này được cố định chắc trên đó.

- Cảm biến ánh sáng : cảm biến ánh sáng là phần ngay sát phía trên loa thoại cách khoảng 5mm. Phần cảm biến này ở cả iPhone 4/4s đều tương tự nhau, máy iPhone màu trắng lộ ra thấy ngay còn màu đen sẽ khá khó thấy. Hãy kiểm tra về độ đồng màu cũng như các chi tiết viền, ở cả hai phiên bản màu đen và màu trắng, cảm biến ánh sáng lộ ra đều là màu đen và riêng phiên phiên bản máy màu đen, cảm biến ánh sáng phải đồng màu với màu màn hình không có sự sai lệch rõ ràng ( nói nôm na là nếu bạn đang cầm máy màu đen bạn sẽ cực kì khó để nhìn thấy phần cảm biến này, nếu bạn nhìn thoáng qua mà thấy ngay thì 99% chiếc máy bạn đang cầm đã bị thay màn hình lô hoặc cao cấp ). Khi máy đang bật hãy kiểm tra cảm biến bằng cách giữ chặt nút Home để active chế độ Voice Control, khi vào chế độ này bạn lấy tay che phần cảm biến, chiếc máy có cảm biến hoạt động tốt sẽ tắt màn hình và bật lại ngay khi bỏ phần che tay ra.

- Chân sạc và lỗ cắm tai nghe: chân sạc và lỗ cắm tai nghe iPhone 4/4s sẽ đồng màu với màu sắc chiếc máy.

- Các nút bấm : các nút bấm Home, Power, tăng giảm âm lượng phải có độ nhúng tốt, độ nẩy và tiếng kêu khi bạn bấm nút.

- Loa ngoài và mic : kiểm tra phần màng loa ngoài và mic thoại, phần này cũng tương tự như màng loa thoại. Bạn nên cố gắng bật thử nhạc cũng như ghi âm thử một vài câu nói để kiểm tra mic cũng như loa ngoài.

- Camera và đèn led : kiểm tra tính năng touch to focus, độ sáng của đèn led cũng như tốc độ chụp ảnh. Nếu có điều kiện hãy copy ảnh vừa chụp lên màn hình máy tính để so sánh, chiếc máy đã thay Camera loại không phải xịn sẽ cho ảnh màu rất nhợt nhạt và đôi khi chức năng focus hay đèn led không sử dụng được.


Kinh nghiệm cần chú ý: 

1-kiểm tra xuât sứ máy lock hay word,bb,fw,active ngày nào

2-kiểm tra màn hình coi có điểm chết,bị ố hay bị đốm vàng hay không?thử các điểm trên cảm ứng....

3-tháo nắp lưng ra nhìn coi main đã sủa hay chưa?còn zin không?chú ý các con ốc trong máy có bị trầy nhiều hay do tháo ra lắp vào nhiều.

4-kiểm tra các phím cứng trên máy như nút âm lượng,phím home,phím nguồn,và phím gạt rung chuông.kiểm tra độ nẩy của phím theo cảm nhận của bạn nhé.

5-mở camera chụp thử vài kiểu cả đủ sáng và thiếu sáng.nình kỹ xem có điểm nào bị chết không?có bị đường kẻ mờ hay không?chuyển camera trươc tự sướng mấy kiểu nữa.

6-để dung lượng và % pin từ lúc bạn bắt đầu kiểm tra máy xem có gì bất thường không?như hao pin nhanh hay dùng mãi chả thấy hao

7-mở wifi,bluetooth,3g vô mạng xem tốc độ máy,kiểm tra wifi bắt mạnh hay không nữa..
8-thử nghe gọi vài cuộc(cả gọi đi và gọi đến)mở cả loa ngoài và loa trong buôn chuyện hay chém gió với ai đó xem có bị sôi,ù ,rè...

9-cắm xạc,thử đồng bộ mấy ứng dụng để khoảng 15-20 phút xem có nóng bất thương hay không?

10-tham khảo giá và khéo mồm fix được càng nhiều càng tốt.(đùa vậy thôi mua cái máy cả chất cả chục triệu không nên tính toán 200-300k làm gì bạn nhé,quan trộng là máy zin tốt)
chia sẻ ít kinh nghiệm cùng anh em chỗ nào thiếu hay không hợp lý anh em bổ xung nhé.
chúc các bạn may mắn



7. Kiểm tra Serial number
Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ

Đối với các sản phẩm của Apple thì dãy ký tự Serial Number mới là quan trọng nhất khi bạn muốn kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Dãy ký tự này không những có thể cung cấp chính xác cho biết những thông tin cần thiết về cấu hình của máy, màu sắc, thời hạn bảo hành,... mà còn có thể cung cấp thông tin khá đầy đủ về nơi sản xuất, thời gian sản xuất và thậm chí là số thứ tự sản xuất của sản phẩm trong tuần. Nếu có điều kiện, bạn có thể lấy số serial number của sản phẩm bằng cách truy cập vào biểu tượng
Settings > General > About và kiểm tra thông tin của máy tại website: https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do


8.Ý nghĩa các phiên bản iPhone

-Trên đây chúng ta đã kiểm tra được các bước cơ bản khi mua iPhone cũ, bên cạnh các vấn đề trên, nhiều bạn cũng thắc mắc các phiển bản: ZA, ZP, LL, J, TH,….có nghĩ gì, chúng khác gì nhau,…?

- +Mã ZA phân phối tại Singapore

   +Mã ZP phân phối tại Hong Kong

   +Mã CA phân phối tại Canada

   +Mã XA phân phối tại Úc

   +Mã LL phân phối tại Mỹ

   +Mã J phân phối tại Nhật.

*Lưu ý*: Tất cả các hàng mang mã khác nhau chỉ thể hiện nơi phân phối khác nhau, không phải nơi sản xuất của hàng hóa. Nơi sản xuất đều xuất phát từ nhà máy Foxconn Trung Quốc, vì vậy chất lượng sản phẩm là như nhau, không có sự khác biệt.

Sau đây là cách bạn có thể kiểm tra nơi phân phối sản phẩm của mình:

   Bạn vào phần Settings > General > About > Model


Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ
Bạn chỉ cần lưu ý những chữ số cuối cùng của dãy. Mã LL ở đây thể hiện sản phẩm này được phân phối tại Mỹ

Về mặt chất lượng, không có sự khác biệt về mặt chất lượng giữa các sản phẩm KH & ZA, ZP, XA,…

Quan trọng hơn cả  khi mua iPhone cũ là chính sách bảo hành, đổi trả sản phẩm. Nó thể hiện được cam kết của cửa hàng đối với chất lượng sản phẩm bán ra.

Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ chọn được cho mình chiếc điện thoại cũ ưng ý nhất !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét