Theo các nhà nghiên cứu NATO, một trong những thách thức lớn nhất với họ ở cuộc chơi trong thế giới ảo sẽ là xác định đối thủ. Trong một cuộc chiến thông thường, đối thủ là rất rõ ràng, nhưng chiến tranh ảo thì lại khó nhận dạng hay lần theo dấu vết của đối phương.
Tổn thất trong một cuộc chiến ảo sẽ ít hơn chiến trường thực sự. (Ảnh: Wordpress)
Khả năng tự vệ
Đầu mùa hè này, khi hai ứng viên Tổng thống Mỹ còn đang mải mê công kích nhau, thì Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thông báo cho những người phụ trách tranh cử của Obama và McCain rằng, các hacker đã đột nhập vào mạng lưới của họ, tìm kiếm đầu mối về những chính sách tương lai. Vụ tấn công này được cho là khởi nguồn từ châu Á..
Trong suốt cuộc xung đột Nga-Grudia, các trang web Chính phủ của Grudia cũng đã trở thành nạn nhân của những đợt tấn công của những hacker từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia này.
Nhưng khi nào, những vụ tấn công ảo sẽ chính thức được tuyên chiến chứ không chỉ là một nỗ lực gây phiền toái cho đối phương?
Câu hỏi này không khó lý giải vì trong những trường hợp Nhà Trắng, Lầu Năm góc bị hacker xâm nhập, nhiều bí mật an ninh quốc gia của Mỹ đã bị rò rỉ.
Trong một thế giới ngày càng được áp dụng các điều luật quốc tế, nhưng lại hiếm có cơ sở hạ tầng pháp luật để giải quyết vấn đề phát sinh trong cuộc chiến ảo. Chỉ một số ít quốc gia đưa ra các quy định tỉ mỉ trong lĩnh vực này, và có duy nhất một hiệp ước quốc tế mang tên Hiệp định về Tội phạm ảo của Hội đồng châu Âu năm 2001 có sự thông qua của 23 nước.
Duncan Hollis, phó giáo sư Trường luật Beasley thuộc Đại học Temple University cho rằng: "Nếu một quốc gia cân nhắc họ là mục tiêu của chiến tranh ảo, thì theo luật pháp quốc tế, họ hoàn toàn có quyền phản ứng để tự vệ, và không chỉ thông qua hệ thống máy tính", Hollis nói. "Chúng ta cần hợp tác với nhau và ít nhất cố gắng đưa ra những quy định của cuộc chơi này".
Khối quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) cũng đã bắt đầu chú tâm hơn vào các điều luật của chiến tranh ảo. Khối này gần đây đã mở ra Trung tâm Hợp tác Phòng thủ Ảo tại Tallinn, thủ đô Estonia, và tâm điểm hoạt động của trung tâm là làm thế nào để lấp đầy những chỗ trống trong hệ thống luật pháp mà tội phạm ảo có thể tìm ra.
Những nhà nghiên cứu hy vọng một số đề xuất của họ sẽ mở ra hướng mới trong quy định và tội phạm ảo và chiến tranh ảo.
Xác định đối thủ
Theo các nhà nghiên cứu NATO, một trong những thách thức lớn nhất với họ ở cuộc chơi trong thế giới ảo sẽ là xác định đối thủ. Trong một cuộc chiến thông thường, đối thủ là rất rõ ràng, nhưng chiến tranh ảo thì lại khó nhận dạng hay lần theo dấu vết của đối phương.
Băng thông Internet truyền qua các lục địa với tốc độ tính bằng phần giây, hơn thế nữa, các "mã đen’’ mà một tội phạm ảo gửi có thể đi qua nhiều nước và các nước này có thể từ chối cung cấp thông tin cho các nhà điều tra. Hacker vì thế đã dựa vào kẽ hở của hệ thống quốc tế.
“Nếu tôi là một hacker Mỹ, tôi sẽ gửi mã đen qua các nước mà Mỹ ít có hợp tác về luật pháp", Geers nói. “Tôi hoàn toàn là người vô danh".
Một câu hỏi khó mà NATO phải đối mặt nữa là, khi nào một cuộc tấn công ảo đủ phá hỏng thế giới thực cấu thành hành động chiến tranh.
Trong thế giới mới của chiến tranh ảo, hình ảnh những người lính bắn rocket vào đối phương sẽ được thay thế bởi "những kỹ thuật viên giỏi giang, ngồi trong phòng điều hòa, hoạt động an toàn, thực hiện một cuộc tấn công hiệu quả không kém gì cuộc tấn công vũ trang", Davis Brown, cựu quan chức Cơ quan Hệ thống Thông tin Quốc phòng Mỹ, cảnh báo.
Năm ngoái một video rò rỉ từ Phòng Thí nghiệm Quốc gia Idaho đã minh chứng điều này có thể xảy ra. Các nhà khoa học đã thực hiện thử một cuộc tấn công ảo vào trạm điện ,khiến trạm này bốc khói và cuối cùng là bị phá hủy hoàn toàn.
Ít đổ máu
Luật hình sự của Mỹ đã trở nên lỗi thời khi áp dụng trong trường hợp tấn công ảo. Ví dụ, vào tháng 4/2007, vụ việc đã xảy ra khi chính quyền Estonia dỡ bỏ đài tưởng niệm chiến tranh thời Liên Xô ở trung tâm Tallinn.
Những cuộc biểu tình bạo lực đã bùng phát trong cộng đồng thiểu số người Nga, tiếp sau đó là phản ứng dữ dội trong thế giới ảo. Các cuộc tấn công ảo đã "bắn hạ" hàng loạt trang web của các ngân hàng, các bộ và báo mạng Estonia.
Theo Eneken Tikk, chuyên gia luật pháp Estonia tại Trung tâm ảo cho hay, mức án cao nhất dành cho các tội phạm ảo cũng chỉ là vài năm tù giam. “Mặc dù việc xâm nhập vào một mạng lưới là điều cấm kỵ, nhưng các hình phạt cho loại hình tội phạm này quá thấp, bởi không thể điều tra toàn bộ vụ việc", Tikk giải thích.
Các chuyên gia cho rằng, một hiệp ước toàn cầu khó có thể giải quyết mọi vấn đề, hiệp ước này cũng không thể có được sự phê chuẩn của mọi quốc gia hay cũng không thể bao gồm yêu cầu chi tiết về các cơ quan, luật sư tham gia điều tra, khởi tố.
Cũng còn vấn đề khác cần phải thảo luận, ngoài chuyện phòng thủ ảo - một loại hình chiến tranh ảo mà quân đội được phép can dự.
Nếu các cuộc tấn công được giới hạn trong thế giới ảo, thì điều đáng để suy nghĩ là những cuộc chiến ở thế kỷ 21 sẽ có thể ít đổ máu hơn thế kỷ 20. Hollis nói: “Chúng ta sẽ ít tổn thất liên quan nếu chúng ta có thể quyết định khi nào chiến tranh ảo được chấp nhận".
( theo vietnamnet.vn )
Home »
Thế giới mạng
» Chiến tranh qua mạng sẽ trở thành hiện thực?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét