Phân biệt các thiết bị wifi
Trên thực tế nhiều model có mẫu mã giống nhau, nhất là cùng của một hãng. Tuy nhiên, chúng được phân ra thành 3 loại là Access Point, Wireless Router và Wireless Modem.
Trong đó, Access Point (chỉ có cổng cắm LAN) không cấp phát địa chỉ IP, cắm vào là dùng được luôn. Nhược điểm của thiết bị này là bảo mật kém và chỉ nên dùng khi đặt trong một mạng an toàn có sẵn tường lửa, router...
Wireless Router (thêm cổng cắm ghi rõ chữ WAN) có khả năng bảo mật tốt hơn, cấp phát IP động, vừa làm nhiệm vụ kết nối không dây, vừa kết nối các máy không có adapter wireless với Internet như máy tính để bàn thông thường.
Wireless Modem (có thêm lỗ nhỏ DSL-Line) là thiết bị tiện dụng nhất với những người chuẩn bị lắp mạng mà chưa có modem riêng biệt vì ngoài chức năng của Wireless Router, nó còn đóng vai trò của một modem.
Chọn chuẩn kết nối
Wi-Fi hiện có các chuẩn 802.11 a/b/g và 802.11n là mới nhất. Trong khi các chuẩn cũ chỉ có tốc độ 54 MB/s, thì bạn nên chọn các thiết bị sử dụng chuẩn 802.11n sẽ đạt tốc độ hơn 100 MB/s.
Nhưng nếu các thiết bị kết nối không dây trong nhà như laptop, điện thoại... đều dùng chuẩn a/b/g và bạn không có ý định mua cái mới thì vẫn có thể dùng router theo chuẩn cũ, bởi làm như vậy sẽ phát huy được sự đồng bộ tốt hơn giữa các thiết bị.
Tính tương thích với các thiết bị không dây
Hầu hết các thiết bị wifi đều hoạt động tốt hơn khi chúng có cùng nhà sản xuất với nhau, nói đúng hơn là giữa các chipset cùng nhà sản xuất với nhau. Thí dụ các máy tính Mac sử dụng chipset của Boardcom nên người dùng cần trang bị router dùng chipset này.
Lưu lượng, phạm vi phát sóng và ăng ten
Router ngày càng bổ sung sức mạnh của mình thông qua việc trang bị thêm các ăng ten gắn trong. Những router cao cấp sử dụng ăng ten 4x4 (signal transmit/receive rate) cho lưu lượng mạng cao hơn khá nhiều so với loại 2x2 và 3x3 trước đây. Tuy nhiên, sự khác biệt này chỉ thể hiện khi thiết bị đầu cuối của người dùng cũng hỗ trợ loại ăng ten này.
Các tính năng nâng cao khác
Khoảng 3 năm gần đây, các router hầu như đã được tích hợp các tính năng cơ bản như port forwarding, DHCP, tường lửa hay NAT. Tuy nhiên, nhiều router cao cấp đã tích hợp cả IPv6 hay tạo CAPTCHA mỗi lần đăng nhập, các tính năng quản lý trẻ em Parental controls, OpenDNS...Ngoài ra, một số router khác lại có cả khe đọc thẻ SD chia sẻ hình ảnh hay cổng USB cho máy chủ in, cắm ổ cứng hay USB vào để chia sẻ....
0 nhận xét:
Đăng nhận xét