Home » » Hackers!!!

Hackers!!!

Written By 1 on Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013 | 21:54

Hackers!!!



A. Hack-Hacker

I, Khái niệm

   Trước khi tìm hiểu về hacker, ta cần nắm rõ khái niệm về hack. Theo phương diện chung, hack là hành động thâm nhập vào phần cứng máy tính, phần mềm máy tính hay mạng máy tính để thay đổi hệ thống đó. 
   Qua đó tương tự hiểu nghĩa hacker là con người có trình độ siêu đẳng về cntt, nắm vững hệ thống, có khả năng vượt qua những thách thức kỹ thuật, biến "không thể" thành "có thể"  và sử dụng bộ não siêu việt của mình để thay đổi chúng theo ý muốn của bản thân nhằm nhiều mục đích khác nhau.
   Nhiều thập niên trước, từ thời của các máy tính lớn dùng chung, thời của những thí nghiệm sơ khai để dựng nên mạng ARPANET, đã hình thành một cộng đồng các chuyên gia máy tính tài năng cùng một nền văn hóa đặc thù. Từ ngữ "hacker" phát sinh từ nền văn hóa ấy. Các hacker đã dựng nên Internet, tạo ra hệ điều hành Unix, vận hành Usenet và World Wide Web. Nếu bạn thuộc về nền văn hóa ấy, nếu bạn có đóng góp cho nó và được cộng đồng hacker thừa nhận là hacker thì bạn là hacker.

II, Phân loại Hackers

1, Theo mục đích

   Cái này thì khá đơn giản, hackers có thể chia ra khá nhiều loại, tuy nhiên, được thế giới hackers nói riêng và toàn thế giới nói chung công nhận thì có 2 kiểu hackers chính đó là white hat ( hacker mũ trắng) và black hat ( hacker mũ đen).
   Hacker mũ trắng là những người thích tìm kiếm những lỗ hổng bảo mật trong một hệ thống máy tính với mục đích “vá” những lỗ hổng đó hơn là khai thác chúng với ý đồ xấu. Nhiều hacker mũ trắng tập hợp lại thành những nhóm kiểm tra bảo mật, được các công ty thuê để xâm nhập vào hệ thống mạng nội bộ hay các dịch vụ trên Web nhằm kiểm tra tính nguyên vẹn của nó. Ngoài ra, những nhà phát triển phần mềm thường phải tự xâm nhập vào sản phẩm của mình để phát hiện những điểm yếu bên trong chương trình của mình. 

    Khi chiếc mũ trắng ngả xám cùng với mục đích hack thì hacker mũ trắng biến thành hacker mũ đen. Hacker mũ đen thi không có gì để giới thiệu nhiều. Kiểu hacker này hoàn toàn giống với hacker mũ trắng, họ là những con người đam mê công nghệ, yêu máy tính và có một bộ não tư duy siêu đẳng. Duy chỉ có khác là hacker mũ trắng làm việc vì cộng đồng, còn mũ đen làm vì bản thân.

2. Theo địa vị xã hội

   Hacker thường dân là lực lượng đông đảo nhất. Hầu hết những kẻ xâm nhập này bị kích động bởi trí tò mò hoặc muốn thách thức các hệ thống an ninh, một số khác muốn chọc ngoáy, trộm tiền hoặc sử dụng những thuê bao mà người khác phải trả tiền.

   Hacker chính trị cũng bao gồm khủng bố mạng, những kẻ luôn gây ra các đợt tấn công có quy mô lớn phục vụ mục đích chính trị của chúng. Nhóm hacker chính trị nổi tiếng nhất đến giờ có lẽ là Anonymous.


III, Kĩ năng cơ bản của một hacker.

     Để trở thành hacker, có những kỹ năng cơ bản mà bạn phải học.

1, Học lập trình

   Nếu bạn chưa biết ngôn ngữ lập trình nào, tôi đề nghị bạn nên bắt đầu với Python. Dù là ngôn ngữ tốt cho người mới học lập trình nhưng Python không hề là ngôn ngữ lập trình "đồ chơi". Python rất mạnh mẽ, linh hoạt và thích hợp cho các dự án lớn.
   Java cũng là một ngôn ngữ tốt để học lập trình. Java khó học hơn Python nhưng mã Java chạy nhanh hơn. Nếu bạn chọn Java, hãy dùng trình thông dịch Java nguồn mở, đừng lệ thuộc vào các thư viện lớp Java của Sun.
   Có điều bạn cần nhớ là nếu chỉ biết một hoặc hai ngôn ngữ lập trình thì chưa thể đạt đến trình độ cần thiết của một hacker, thậm chí chưa phải là lập trình viên. Bạn cần tập suy nghĩ về các vấn đề lập trình theo cách tổng quát, không phụ thuộc ngôn ngữ lập trình nào. Để trở thành một hacker thực thụ, bạn phải đạt đến trình độ có thể học một ngôn ngữ lập trình mới trong vài ngày bằng cách liên hệ nội dung của tài liệu về ngôn ngữ lập trình đó với những gì bạn đã biết. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần học nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
   Để đi vào lĩnh vực lập trình một cách căn cơ, bạn phải học C vì C là ngôn ngữ lập trình cốt lõi của Unix. Nếu biết C, bạn dễ dàng học C++ hoặc ngược lại. Tuy nhiên C cũng như C++ đều không phải là ngôn ngữ lập trình tốt để học vỡ lòng về lập trình.
   Perl và LISP cũng là ngôn ngữ lập trình đặc biệt quan trọng đối với hacker. Perl rất được ưa chuộng trong việc tạo trang mạng động và quản trị hệ thống. LISP giúp bạn có hiểu biết sâu sắc về nhiều khái niệm lập trình.

2, Học cách dùng Unix nguồn mở

    Muốn đạt đến kỹ năng của hacker, bạn nhất thiết phải cài đặt một phiên bản của Linux hoặc BSD-Unix lên máy tính cá nhân của bạn và học cách dùng nó. Unix là hệ điều hành của Internet. Unix và Internet cộng sinh mạnh mẽ đến mức Microsoft không thể nào lay chuyển. Hãy đọc mã nguồn của Unix và sửa đổi nó, bạn sẽ có nhiều niềm vui và thu thập được những hiểu biết sâu sắc đến bất ngờ.

3, Học tiếng Anh để giao tiếp

   Tiếng Anh thực sự là ngôn ngữ giao tiếp của cộng đồng hacker.
Người nói tiếng Anh như là bản ngữ không phải đương nhiên có đủ năng lực ngôn ngữ của một hacker. Nếu bạn viết tiếng Anh không chuẩn, sai ngữ pháp, đầy lỗi chính tả thì cộng đồng hacker sẽ không muốn tiếp xúc với bạn. Viết câu luộm thuộm thì thường tư duy cũng luộm thuộm.

III. Phong cách Hackers

   Ngoài những việc có liên quan đến máy tính, bạn cũng cần chú ý những kỹ năng khác giúp bạn thấm nhuần tinh thần hacker:
- Học tiếng mẹ đẻ của bạn cho thật tốt. Dù cho có định kiến rằng đã là lập trình viên thì không thể viết văn, tất cả những hacker mà tôi biết đều viết văn rất tốt.

- Đọc truyện khoa học viễn tưởng. Các nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng thường có dáng dấp của một hacker điển hình.

- Luyện tập một môn võ thuật. Tinh thần võ đạo rất giống với tinh thần hacker.

- Học cách thiền định. Để học thiền, bạn không nhất thiết phải gia nhập tôn giáo nào đó hoặc từ bỏ tôn giáo của bạn. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận, đừng sa vào những chuyện điên khùng.

- Rèn luyện "tai nghe nhạc". Bạn hãy học cách thưởng thức các loại nhạc lạ thường. Bạn cũng nên học hát và học chơi một loại nhạc cụ nào đó thật tốt.

- Bạn cũng cần biết chơi chữ nữa.



Nếu bạn thực hiện những điều nêu trên càng thường xuyên, bạn càng có nhiều phẩm chất của hacker. Tuy ý nghĩa của những điều ấy không thật rõ ràng nhưng chúng có liên quan đến sự pha trộn các kỹ năng của bán cầu não trái và phải. Đây là điều quan trọng đối với hacker vì hacker vừa là người lý trí, vừa là người hay bước ra khỏi "lý trí" thông thường.
Với hacker thực thụ, biên giới giữa "chơi" và "làm", giữa "khoa học" và "nghệ thuật" dường như biến mất. Tất cả hòa trộn thành một cuộc chơi sáng tạo ở mức cao. Hacker luôn luôn có nhiều kỹ năng. Hacker không bao giờ làm gì đó nửa vời, nếu họ quyết định rèn luyện một kỹ năng nào đó, họ thường trở nên rất giỏi về kỹ năng đó. 

IV, Văn Hóa Hacker

   Văn hóa hacker là văn hóa hiến tặng. Bạn đạt được danh tiếng trong cộng đồng hacker không phải vì bạn có tài năng hơn người mà là vì bạn cho đi thời gian, sự sáng tạo của mình, thành quả của mình. Văn hóa hacker không chấp nhận tính vị kỷ.
Để được cộng đồng hacker công nhận, theo truyền thống, bạn phải viết được những chương trình mà cộng đồng đánh giá là hay, hữu ích và bạn tặng mã nguồn cho cả cộng đồng sử dụng. Hiện nay, cộng đồng hacker và cộng đồng nguồn mở hầu như là hai cách gọi khác nhau của cùng một thực thể.
Nếu là người mới, bạn nên phục vụ cộng đồng bằng cách kiểm lỗi (test) cho các chương trình nguồn mở. Từ việc kiểm lỗi, bạn có thể dần dần chuyển qua việc sửa lỗi (debug) và thay đổi mã nguồn. Quá trình này giúp bạn học được rất nhiều và bạn sẽ trở thành tấm gương cho các thế hệ hacker sau này.

Cuối bài, mình xin gửi tặng tới các bạn một cuốn sách nổi tiếng " How to became a hacker--Sổ tay Hacker" đã được biên dịch qua tiếng Việt. Đây là một cuốn sách rất nổi tiếng và hữu ích cho những người muốn trở thành hacker nói riêng và yêu thích công việc bảo mật nói chung.
                       
                                   Sổ tay hacker.chm[76,21mb]

Hi vọng bài viết này hữu ích với mọi người

minhpb



0 nhận xét:

Đăng nhận xét