Home » , » 7 chiêu thức “độ” website

7 chiêu thức “độ” website

Written By 1 on Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008 | 06:18

Hiện nay, hàng loạt dịch vụ trực tuyến miễn phí được cung cấp bởi Google và một số hãng khác đều cho phép người dùng dễ dàng lưu trữ, quản lý, sắp xếp, chia sẻ và đồng bộ dữ liệu, hình ảnh và lịch làm việc qua mạng, hay tạo ra các bản đồ với mục đích riêng. Cũng có thể, các dịch vụ này cung cấp những bộ soạn thảo văn bản trực tuyến hay chỉ đơn giản là giúp trang web cá nhân của bạn đẹp và hấp dẫn hơn. Trong mọi trường hợp, bạn thậm chí không cần phải biết khái niệm giao tiếp lập trình ứng dụng (API - Application Programming Interface) là gì hay làm thế nào để viết lệnh JavaScript hay XML. Tất nhiên, Google không chỉ là một trò chơi tìm kiếm trên nền web và mục tiêu của bài viết bên dưới không gì khác là giới thiệu đến bạn những dịch vụ trực tuyến hiện được nhiều người ưa thích mà qua đó cho phép người dùng tự tay tạo ra các nguồn tin RSS, tiện ích widget và nhiều công cụ khác cho các ứng dụng của mình. Không có gì là quá khó, tất cả phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của bạn.

ĐÁNH DẤU BẢN ĐỒ

 

Hình 1: Tùy biến bản đồ Google Maps bằng cách bổ sung thông tin về địa danh.

Với dịch vụ Google Maps, chỉ trong vài phút, bạn có thể bổ sung các bản đồ vào website nhằm mục đích đánh dấu vị trí của tất cả văn phòng trực thuộc công ty, hay tạo một bản đồ hiển thị vị trí của các nhà hàng, quán cafe, trạm xăng... mà bạn ưa thích. Các hàm API của Google cho phép mọi người liên kết văn bản và hình ảnh đến bất kỳ địa điểm Google Maps nào. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện điều tương tự mà không cần phải viết lệnh hay hiểu biết về API. Hãy đến trang chủ Google Maps (maps.google.com), chọn nhãn My Map và nhấn vào liên kết Create new map. Di chuyển đến khu vực mà bạn mong muốn (nhấn chuột vào các phím điều khiển nằm ở vùng màn hình phía trên bên trái của bản đồ hoặc di chuyển ô hình vuông nằm góc dưới bên phải màn hình, sử dụng chức năng phóng to/thu nhỏ để thấy bản đồ chi tiết hơn) và nhấn chuột vào biểu tượng hình giọt nước màu xanh để chuyển sang chế độ xác định địa điểm (Hình 1). Di chuyển biểu tượng này đến vị trí cần chọn và nhấn trái chuột để xác nhận. Sau đó, bạn có thể nhấn phải chuột vào biểu tượng đánh dấu và chọn Properties để thay đổi tiêu đề hay nhập vào phần thông tin chú thích cho vị trí mà mình vừa xác lập. Nếu muốn chèn hình ảnh, bạn chọn Rich text, tiếp đến nhấn chuột vào biểu tượng Insert Image (nằm ngoài cùng bên phải), dán địa chỉ URL của hình cần chèn vào hộp thoại rồi nhấn Save. Sau đó, bạn chọn liên kết Link to this page nằm ở phía bên phải Google Maps để chép địa chỉ URL của bản đồ và sau đó chia sẻ với mọi người thông qua email. Ngoài ra, bạn cũng có thể chép đoạn mã HTML được cung cấp ở dòng văn bản bên dưới để chèn bản đồ Google này vào trang web cá nhân của mình.

TẠO BẢN TIN RSS

Xây dựng chức năng thông báo các tin mới nhất vừa được cập nhật trên trang web của mình dưới dạng nguồn tin RSS là cách thức tốt nhất để thu hút nhiều hơn nữa số lượng người truy cập. Đa số trình duyệt web, tiện ích gửi nhận thư điện tử, công cụ tìm kiếm thông dụng hiện nay đều có thể hiểu và hiển thị được nội dung của các tập tin RSS. Cũng chính nhờ chức năng này, người dùng có thể biết ngay thông tin mà mình quan tâm hiện có trên trang web hay không. Một bản tin RSS đơn thuần chỉ là một tập tin văn bản trong đó liệt kê địa chỉ nơi cung cấp thông tin, chủ đề bài viết cùng địa chỉ URL của chính bài viết đó. Đối với những website không có cấu trúc phức tạp và thông tin không biến động nhiều, người dùng có thể tạo bản tin RSS một cách thủ công bằng các sử dụng một trình xử lý văn bản và các đặc tả RSS 2.0 (find.pcworld.com/57939).

Tuy nhiên, bạn có thể sử các dụng dịch vụ giúp phân tích trang web của mình để tìm ra chủ đề cần thiết rồi tự động sinh ra một tập tin XML (cơ sở để tạo tập tin RSS), chẳng hạn như FeedYes (feedyes.com). Dịch vụ này không những có khả năng tự động tạo ra tập tin nội dung mà còn cho phép người dùng bổ sung, chỉnh sửa tập tin nội dung vừa tạo. Sau khi tập tin nội dung được tạo ra, bạn nên sử dụng các công cụ như Feed Validator (feedvalidator.org) hay Validator của RSS Board (find.pcworld.com/57940). Khi thực hiện xong các bước kể trên, bạn gửi tập tin này đến một trong các trang web cung cấp dịch vụ tạo tập tin RSS như FeedBurner (www.feedburner.com). Ngoài ra, bạn cũng có thể cho các bản tin RSS của mình tham gia chương trình chia sẻ lợi nhuận quảng cáo AdSense của Google.

Hình 2: Lọc nguồn tin RSS bằng cách sử dụng dịch vụ Pipes của Yahoos.

LỌC BẢN TIN RSS

Sử dụng nguồn tin RSS là biện pháp giúp bạn luôn biết được khi nào có tin nóng, tuy nhiên cũng chính điều này sẽ làm cho bạn mất rất nhiều thời gian để lựa chọn giữa hàng đống thông tin nhận được mỗi ngày. Dịch vụ Pipes của Yahoo (pipes.yahoo.com) sẽ giúp chúng ta loại bỏ những thông tin không cần thiết nhờ vào hàng chục bộ lọc được tích hợp sẵn. Pipes có nhiệm vụ tìm kiếm, chỉnh sửa và phân tích các nguồn tin RSS dựa trên các yêu cầu do người dùng chỉ định.

Việc chọn lọc thông tin RSS có thể thực hiện đơn giản, chỉ là các thao tác kéo-thả. Trước tiên, bạn đăng nhập vào trang chủ của Pipes (tương tự như thủ tục đăng nhập vào dịch vụ email hay blog của Yahoo), nhấn chuột chọn mục có nhãn Create a pipe, chọn một trong các nguồn cung cấp tập tin RSS được liệt kê, phân loại trong mục User inputs hay Sources (ví dụ như chọn đầu vào dữ liệu từ Fetch Feed trong mục Sources) và sau đó kéo thả vào vùng soạn thảo nằm ở bên phải màn hình. Tiếp theo, nhấn chọn - kéo thả chức năng xử lý dữ liệu như Operators, Date, String... vào vùng màn hình đang thao tác, rồi nhập các thông tin cần thiết cho việc lọc nội dung. Kế đến, kéo thả biểu tượng hình tròn nằm ở phía cuối hộp thoại để nối đầu ra của module thứ nhất vào đầu vào của module thứ hai, và đầu ra của module thứ hai vào đầu vào của Pipe Output nằm ở cuối màn hình.

Khi thực hiện xong, chọn Save, rồi Run Pipe để lưu lại kết quả. Cuối cùng, nhấn chọn Publish nếu muốn chia sẻ với bạn bè thành quả vừa tạo được.

KHAI THÁC GOOGLE APPS

Sở hữu và điều hành một tên miền là công việc khó khăn và khá tốn kém, đó là chưa kể đến những công việc liên quan khác như cài đặt hệ thống thư điện tử, tài khoản người dùng, máy chủ lưu trữ... Nếu bạn đã sẵn sàng sở hữu một tên miền thông qua một dịch vụ thứ 3, hãy chọn Google Apps - dịch vụ này cho phép bạn cấu hình Gmail như là dịch vụ thư điện tử cho tên miền của mình cũng như thiết lập tên miền cấp thấp (subdomain) để sử dụng với các dịch vụ khác như Google Doc & Spreadsheets (soạn thảo văn bản), Calendar (lịch làm việc), Page Creator (tạo trang chủ)...

Để thực hiện, bạn truy cập vào trang chủ www.google.com/a/, nhấn vào liên kết có nhãn Get Started, tiếp đến là Sign Up bên dưới mục Standard Edition. Kế đến, bạn nhập vào địa chỉ tên miền hiện có của mình hoặc đăng ký một tên miền mới thông qua dịch vụ GoDaddy (lệ phí hàng năm là 10USD). Sau đó, Google sẽ nhắc nhở bạn tạo một tài khoản quản trị cho tên miền mới. Khi bạn khai báo xong, trang chủ Google Apps Dashboard sẽ mở ra, đây là nơi bạn có thể tạo ra các tài khoản người dùng bổ sung (tối đa 200 tài khoản), cấu hình tính năng tán gẫu (chat), chia sẻ lịch làm việc và thiết lập các tài liệu. Tuy nhiên, dịch vụ này không cung cấp mọi thứ mà bạn cần thiết để mang toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp của mình lên mạng nhưng có thể xem đây là một cơ sở xuất sắc để triển khai các hoạt động web cho nhóm làm việc.

ĐỒNG BỘ LỊCH CÔNG TÁC

 

Hình 3: Với Stylish, bạn có thể thay đổi màu nền cho trang chủ của Google.

Đây là dịch vụ thực sự hữu ích cho những ai luôn bận rộn. Thay vì hạn chế người dùng tham khảo lịch làm việc trực tiếp trên máy tính để bàn, Google Calander còn cho phép bạn đặt lịch làm việc của mình lên mạng để người thân, đồng nghiệp và bạn bè có thể tự do tham khảo, từ đó dễ dàng biết được bạn hiện đang ở đâu và làm gì. Ngoài ra, tính năng nhắc nhở qua tin nhắn SMS cũng là một ưu điểm của dịch vụ này.

Ngoài ra, bạn còn có thể đồng bộ lịch làm việc trên máy tính và trên mạng bằng cách sử dụng một trong hai công cụ sau. Nếu đang sử dụng tiện ích gửi nhận thư điện tử Mozilla ThunderBird và tính năng Lightning, bạn hãy tải về và cài đặt tiện tiện ích bổ sung Provider for Google Calendar (find.pcworld.com/57945). Mỗi khi tạo ra một lịch làm việc mới, tính năng này sẽ thực hiện tác vụ đồng bộ dữ liệu với Google Calendar. Nếu sử dụng Outlook, tải về sử dụng tiện ích Calgoo Apps (phí sử dụng hàng năm là 25USD, find.pcworld.com/57946), tuy không cho phép bạn đồng bộ lịch làm việc và danh bạ liên lạc giữa Outlook và Google nhưng bạn vẫn có thể truy xuất Google Calendar ở dạng offline.

ĐỒ CHƠI CHO FACEBOOK

Mạng xã hội Facebook là nơi chúng ta chia sẻ mọi thông tin riêng tư của mình với bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Tuy nhiên, điểm hạn chế của dịch vụ này là sự đơn điệu, do đó nếu muốn trang web cá nhân của mình sặc sỡ và cá tính hơn thì bạn hãy tải về các tiện ích dạng widget (hiện FaceBook cung cấp hơn 1500 tiện ích). Thủ tục thực hiện như sau: Nhấn chuột vào liên kết có nhãn Applications, rồi Browse More Applications. Chọn mục For Facebook nằm ở khu vực bên phải màn hình. Duyệt và chọn các tiện ích có chức năng mà bạn cần, chẳng hạn như My Flickr - hiển thị các ảnh lưu tại dịch vụ lưu trữ và chia sẻ ảnh trực tuyến Flickr, Zoho Online Office - ứng dụng văn phòng trực tuyến...

PHONG CÁCH HƠN VỚI STYLISH

Bạn cảm thấy cách trang trí của các trang web mà mình yêu thích quá đơn điệu? Nếu đang sử dụng trình duyệt Firefox, bạn có thể làm cho chúng bắt mắt và hấp dẫn hơn bằng cách cài đặt tiện ích bổ sung Stylish hay tải về các mẫu thiết kế sẵn dành cho website và trình duyệt. Trong trình duyệt FireFox, bạn chọn trình đơn Tools.Add-ons.Get extensions, sau đó tìm tiện ích Stylish trên trang chủ Firefox Add-ons. Khi tìm thấy, nhấn chuột chọn liên kết của Stylish và tiếp tục nhấn vào nút Install Now. Khởi động lại trình duyệt FireFox để tiện ích Stylish bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, muốn thấy kết quả chúng ta phải tải về và cài đặt các tập tin trang trí trang web từ địa chỉ userstyles.org. Sau khi cài đặt xong, chúng ta có thể đổi màu nền của trang chủ Google hay thay đổi hình thức cho các website khác như FaceBook, Gmail, YouTube và nhiều website khác. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy các mẫu thiết kế lạ mắt khác để thay đổi giao diện cho Firefox và Thunderbird.

 

TẠO WIDGET RIÊNG
Nếu muốn tạo ra những tiện ích nhỏ (widget) chạy trên trang iGoogle hay Yahoo Widget của mình thì trước hết bạn phải có kiến thức lập trình. Bạn có thể dễ dàng tìm được tài liệu hướng dẫn lập trình XML hay JavaScript trên mạng hay trong các nhà sách. Tuy nhiên, việc tạo một widget đơn giản cho Google lại không đòi hỏi chút gì về kỹ năng lập trình. Tất cả những gì bạn cần làm là đăng nhập vào iGoogle và nhấn vào liên kết Create your own gadget ở cuối trang màn hình.Sau đó, chọn 1 trong 7 đoạn chương trình mẫu, tiếp đến là nhấn chuột vào liên kết Create Gadget. Ngay lập tức, Google bổ sung đoạn chương trình mẫu này vào trang iGoogle cá nhân của bạn và cung cấp các tùy chọn để bạn chia sẻ chúng với mọi người. Dịch vụ WyaWorks Widget Creator (www.wyaworks.com) cho phép người dùng tạo và chia sẻ một widget mà có thể làm việc đồng thời với iGoogle, Netvibes, Pageflakes. Trong khi đó, các lập trình viên Yahoo Widget có thể tham khảo các hướng dẫn lập trình XML trong tài liệu Widget Maker của Harry Whitfield (find.pcworld.com/57947).

 

( theo pcworld.com.vn )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét